Câu nghi vấn có chức năng chính là dùng để hỏi. Ngoài ra, câu nghi vấn còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, bộc lộ tình cảm, cảm xúc…
– Câu nghi vấn dùng để hỏi. Ví dụ:
Năm nay bạn bao nhiêu tuổi?
– Câu nghi vấn dùng để cầu khiến. Ví dụ:
Bạn cho tôi mượn quyển sách được không?
– Câu nghi vấn dùng để khẳng định. Ví dụ:
Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu cửa chú nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…
(Ngô Tất Tố)
– Câu nghi vấn dùng để phủ định. Ví dụ:
Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời: vì có ai nấu cho ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa! Ðời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một tay “đàn bà”.
(Nam Cao)
– Câu nghi vấn dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Ví dụ:
Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo rất ngon. Nhưng sao lại mãi đến bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo?
2 bình luận về “Liệt kê các chức năng khác của câu nghi vấn, mỗi loại lấy một ví dụ”