Đề bài: Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề

Đề bài: Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.
KO CHÉP TRÊN MẠNG

2 bình luận về “Đề bài: Viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của em về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề”

  1. Bài viết:
    – Vấn đề trong đời sống : tình thương
    Tục ngữ là kho tàng trí tuệ của nhân dân ta, đúc kết bao kinh nghiệm của đời sống về con người và xã hội. Trong đó có câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”. Câu tục ngữ này gồm có hai vế: “thương người” và “thương thân” được so sánh với nhau và đặt hai vế cạnh nhau để nói về giá trị của tình yêu thương. Ta hiểu rằng thương người là tình thương dành cho mọi người , còn thương thân là tình yêu dành cho bản thân mình. Phải chăng, ông cha ta đang muốn khuyên bảo chúng ta hãy yêu thương người khác như chính bản thân mình. Hai tiếng thương người đã được tác giả dân gian xưa khéo léo đặt trước thương thân, qua đó để nhấn mạnh sự cần thiết của việc đồng cảm, thấu hiểu và thương yêu giữa người với người. Con người từ khi sinh ra đã chung sống cùng nhau trên hành tinh này. Không phân biệt giàu nghèo, già hay trẻ, nam hay nữ, quốc tích nào, màu da nào; tình yêu thương xuất phát từ tấm lòng và sự chân thành. Đồng thời, câu tục ngữ còn là một lời khuyên triết lí về cách sống, cách ứng xử. Lời khuyên và triết lí sống ấy đầy giá trị nhân văn. Nếu không có tình thương thì thế giới sẽ chỉ là một viễn cảnh tối tăm và con người sẽ giống như những cỗ máy không có cảm xúc. Câu tục ngữ không chỉ là kinh nghiệm về tri thức, ứng xử mà còn là bài học quý giá về tình cảm – tình thương người là thứ tình cảm đáng quý, đáng trân trọng, mọi người nên đối xử với nhau bằng tình thương và sự thấu hiểu.

    Trả lời
  2. Tham khảo:
                Có ý kiến cho rằng “Kéo ăn kéo nói sẽ có đươc thiên hạ”. Thật vậy, các cụ xưa câu “Lời nói chả mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Ý chỉ rằng lời ăn lời nói rất quan trọng, nó là chìa khóa giúp mở ra các mối quan hệ. Đồng thời cũng là cái đánh giá của người khác về bản thân bạn.
                Vậy “Kéo ăn khéo nói” quan trọng như thế nào? “Khéo ăn khéo nói” tức chỉ những người có mồm lưỡi dẻo. Biết dùng lời nói dễ dỗ dành người khác và làm người khác vui. Tuy vậy, những người lạm dụng quá việc khéo ăn nói, lại là những người bị cho là nói điêu. Dùng lời nói như một thứ vũ khí, lời nói ngon ngọt như rót vào tai nhưng lại như câu nói “mật ngọt chết ruồi.” 
                “Khéo ăn khéo nói” chính là chìa khóa gia tiếp của những con người với nhau. Nó giúp bạn có thể đến gần với thế giới của người khác. Chúng ta có thể tâm sự, trở thành con người đáng tin cậy và được nhiều người yêu quý bởi chính lời nói của chúng ta. Bởi lẽ những gì bạn nói ra, là những gì phản ánh về con người bạn. Lời hay ý tốt sẽ cho thấy bạn là một con người có ăn học đoàng hoàng. Ngược lại, những kẻ phát ngôn bừa bãi, nghĩ một nói mười chính là những kẻ tiểu nhân. Những kẻ bị xã hội khinh bỉ và lời nói không có trọng lượng.
               Chính vì vậy, “lời nói” rất quan trọng, trước khi nói điều gì, chúng ta cần suy nghĩ. Nói từ từ nhưng phải suy nghĩ nhanh. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới