Vt đoạn văn từ 8-10 câu phân tích khổ cuối bài thơ ông đồ . Trong đoạn có sử dụng câu ghép
Vt đoạn văn từ 8-10 câu phân tích khổ cuối bài thơ ông đồ . Trong đoạn có sử dụng câu ghép
1 bình luận về “Vt đoạn văn từ 8-10 câu phân tích khổ cuối bài thơ ông đồ . Trong đoạn có sử dụng câu ghép”
Trả lời:
Khổ thơ cuối trong bài thơ ” Ông Đồ” của tác giả Vũ Đình Liên là khổ thơ để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất. Câu thơ:
” Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa”
Tác giả / nói một cách đơn giản nhưng nó / lại vô cùng sâu sắc. “năm nay đào lại nở ” ý chỉ những sự vật vào ngày Tết hay các dịp lễ đặc biệt liên quan đến Ông đồ vẫn còn nguyên vẹn, không thay đổi điều gì. Ngoài ra còn chỉ sự tiếp diễn của nhịp thở thời gian, không bao giờ ngưng trệ hay chậm trễ.” Không thấy ông đồ xưa” đó là sự khác biệt giữa hai tượng ” đào lại nở/ không thấy ông đồ xưa” tại sao ở đây tác giả lại so sánh như vậy, bởi vốn hình ảnh ông đồ và hình ảnh đào là 2 hình ảnh gắn liền với nhau, không thể tách rời vào mỗi dịp xuân về. Thể hiện sự tiếc nuối của tác giả về ông đồ, cũng như nét đẹp dân gian đang đi vào dĩ vãng.
” Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”
Những người muôn năm cũ / chính là những người từng mua tranh, thưởng thức bức tranh ấy và cũng là những người/ từng khen sự tài ba của ông đồ như phượng múa, rồng bay. Nhưng bây giờ, không còn tồn tại nữa mà đã đi vào quên lãng trong tâm trí người Việt. Sử dụng tinh tế câu hỏi tu từ ” Hồn ở đâu bây giờ?” càng nhấn mạnh sự đau thương xót xa của Tác giả. Chung quy lại đây là lời khuyên mà mọi người nên hãy nhìn lại những nét đẹp ấy, để biết và gìn giữ.
1 bình luận về “Vt đoạn văn từ 8-10 câu phân tích khổ cuối bài thơ ông đồ . Trong đoạn có sử dụng câu ghép”