trình bày cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau bằng 1 đoạn văn: ”Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

trình bày cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau bằng 1 đoạn văn:
”Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời xâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được người tiên độ trì
Mang theo truyện cổ tôi đi
Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa”……..

2 bình luận về “trình bày cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau bằng 1 đoạn văn: ”Tôi yêu chuyện cổ nước tôi”

  1. Chị gửi bài
    Đoạn thơ đã làm nổi bật lên được những giá trị cốt lõi mà chuyện cổ nước mình mang lại mang đậm giá trị nhân văn và nhân đạo sâu sắc. Truyện cổ hướng con người đến một giá trị nhân hậu đó chính là tình yêu thương giữa con người với con người hướng đến mọi người hãy luôn trao đi tình yêu thương trong cuộc sống.
    Chúc em học tốt
    Nếu thấy hay thì cho ctlhn nha
    #huongnguyen43

    Trả lời
  2. “Chuyện cổ nước mình” Lâm Thị Mỹ Dạ đưa người đọc bước vào thế giới của những câu chuyện cổ. Từ đó, mỗi người sẽ thêm yêu mến hơn kho tàng văn học quý giá của nước mình.
    Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được rằng chuyện cổ là những câu chuyện được lưu truyền từ thời xa xưa. Ở những câu thơ đầu tiên, tác giả đã bộc lộ trực tiếp tình yêu dành cho “chuyện cổ nước mình”:
    “Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
    Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
    Thương người rồi mới thương ta
    Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
    Ở hiền thì lại gặp hiền
    Người ngay thì được phật tiên độ trì”
    Bởi những câu chuyện đó đem đến những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tinh thần tương thân tương ái, tình nghĩa thủy chung son sắc và ở hiền gặp lành. Tất cả chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời.
    Những câu thơ tiếp theo, Lâm Thị Mỹ Dạ sử dụng những hình ảnh quen thuộc trong những câu chuyện cổ. Người đọc thấy hiện ra trước mắt mình là hình ảnh Thạch Sanh dũng cảm, cô Tấm hiền lành, hay anh chàng đẽo cày giữa đường… Những câu chuyện đó đều gửi gắm một bài học của ông cha ta dành cho con cháu:
    “Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
    Đậm đà cái tích trầu cau
    Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.
    Sẽ đi qua cuộc đời tôi
    Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.
    Nhưng bao chuyện cổ trên đời
    Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”
    Nhà thơ khẳng định “chuyện cổ” đã trở thành hành trang quan trọng trong cuộc sống. Và những câu chuyện cổ gửi gắm bài học nhân văn sâu sắc chắc chắn sẽ còn mãi với thời gian.
    Chuyện cổ nước mình giúp người đọc nhận ra những bài học ý nghĩa. Với lời thơ giản dị, giọng điệu sâu lắng – bài thơ quả là một tác phẩm ý nghĩa.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới