sau: Tháng năm trong làng đã mùa gặt Lòng dân sung sướng thóc mênh mông Có người đi lính, hiền

sau:

Tháng năm trong làng đã mùa gặt

Lòng dân sung sướng thóc mênh mông

Có người đi lính, hiền như đất

Mùa hạ tưng bừng, thương núi sông

Một sớm mang về tin xuất trận

Vội vàng súng đạn, nao nức lòng

Ai về nhắn hộ cho thôn xóm

Một đi là hẹn chẳng về không

Mùa thu thây giặc chất sông núi

Mùa hạ thây giặc phơi đầy đồng

Ai về cấy lúa trồng bông

Cho lúa mau tốt, cho bông được mùa

Trưa hè rụng lá bàng khô

Tôi đi ra trận nghe hò bốn phương

Súng ơi!

Súng đã theo tôi mùa thu

Súng đi với tôi mùa hạ

Theo tôi diệt hết quân thù

Tôi nhớ thương người bạn cũ

Miệng cười mắt nhắm nghìn thu

(Chính Hữu, trích Tháng năm ra trận, Đầu súng trăng treo, NXB Văn học, Hà Nội, 1972)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 7:

Câu 1: Văn bản được viết theo thể thơ:

A. Tự do

B. Ngũ ngôn

C. Thất ngôn

D. Bốn chữ

Câu 2: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ Có người đi lính, hiền như đất là:

A. Đối lập

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. So sánh

Câu 3: Tác giả đã sử dụng kết cấu gì trong đoạn thơ Mùa thu thây giặc chất sông núi / Mùa hạ thây giặc phơi đầy đồng

A. Đối đáp

B. Đối xứng

C. Song hành

D. Đối lập

Câu 4: Xuất thân của những người lính trong bài thơ là gì?

A. Nông dân

B. Công nhân

C. Trí thức

D. Địa chủ phong kiến

Câu 5: Chủ thể trữ tình đã gợi ra điều gì về cụm từ hiền như đất trong câu thơ Có người đi lính hiền như đất

A. Những người nông dân hiền lành, chất phác như đất mẹ, nay phải bỏ quê nhà để lên đường tòng quân đánh giặc bảo vệ quê hương, đất nước

B. Những người lính hiền như đất mẹ

C. Những người nông dân hy sinh, trở về với đất mẹ thiêng liêng

D. So sánh những người nông dân hiền giống như những người lính đã phải hy sinh trở về với đất mẹ

Câu 6: Với khổ thơ cuối, hình ảnh cây súng đuộc ẩn dụ nhằm mục đích như thế nào?

A. Súng được xem như người bạn đồng hành người lính trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm

B. Súng biểu trưng cho sự chiến tranh

C. Không có súng người lính không thể chiến đấu

D. Súng được xem như kẻ thù vì tạo ra chiến tranh

2 bình luận về “sau: Tháng năm trong làng đã mùa gặt Lòng dân sung sướng thóc mênh mông Có người đi lính, hiền”

  1. 1. A. Tự do
    2. D. So sánh
    ( Có người đi lính, hiền như đất -> BPTT so sánh )
    3. C. Song hành
    4. A. Nông dân
    5. A. Những người nông dân hiền lành, chất phác như đất mẹ, nay phải bỏ quê nhà để lên đường tòng quân đánh giặc bảo vệ quê hương, đất nước
    6. A. Súng được xem như người bạn đồng hành người lính trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm
    @yn
    #Hoctot

    Trả lời
  2. text{ Câu 1 :} A. Tự do 
    → Vì có câu 2 , có câu 6 ,có 5 …
    text{ Câu 2 :} D. So sánh
    → Có từ ” như ” là so sánh 
    text{ Câu 3 :} C. Song hành
    text{ Câu 4 :} A. Nông dân
    → ”Ai về cấy lúa trồng bông”
    text{ Câu 5 :} A. Những người nông dân hiền lành, chất phác như đất mẹ, nay phải bỏ quê nhà để lên đường tòng quân đánh giặc bảo vệ quê hương, đất nước
    text{ Câu 6 :} A. Súng được xem như người bạn đồng hành người lính trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm
    → ( Được coi như là tri kỉ … )

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới