tác phẩm nhớ rừng khổ thơ 1 nêu chi tiết về cảnh vườn bách thú và hình ảnh con hổ

tác phẩm nhớ rừng khổ thơ 1 nêu chi tiết về cảnh vườn bách thú và hình ảnh con hổ

1 bình luận về “tác phẩm nhớ rừng khổ thơ 1 nêu chi tiết về cảnh vườn bách thú và hình ảnh con hổ”

  1. Với nhân vật con hổ trong vườn thú được miêu tả như một tính cách dữ dội, lớn lao, đầy dằn vặt và khát vọng, Nhớ rừng ít nhiều đã hòa vào cái mạch đã từng đem lại cho thi ca biết bao nhiêu danh tác. Lẽ dĩ nhiên, không ai dám đặt con hổ của bài thơ bên cạnh những tầm cỡ như Prômêtê bị xiềng hay Hamlet hay Người tù xứ Capcadơ. Nhớ rừng mới chỉ là tiếng nói đớn đau của một kẻ đã mất hết niềm tin được tự do, mất hết ước mơ chiến thắng. Con hổ ở đây đã không thể làm được gì hơn là “nằm dài” trong cũi sắt, để “trông ngày tháng dần qua”, và nói về cái thuở oanh liệt vẫy vùng như những tháng ngày không bao giờ trở lại. Cũng không có trong nó cái khát khao tương truyền đã được người anh hùng Nguyễn Hữu cầu diễn tả trong những vần thơ lồng lộng ngợp say:
    Bay thẳng cánh, muôn trùng Tiêu, Hán
    Phá vòng vây, bạn với kim ô.
    Có lẽ sẽ không là khiên cưỡng: nếu nói rằng Nhớ rừng với hình tượng con hổ nằm dài ấy, đã tạo nên tư thế của những con người đã thôi nghĩ đến hành động, những con người mà nhiệt tình làm cách mạng, mà hoài bão muốn góp phần mình vào một sự đổi thay đã không còn.
    Thế nhưng, con hổ, hình tượng trung tâm của bài thơ, dù có chịu mất tự do, nhưng cũng không chịu mất đi niềm kiêu hãnh. Trong khổ đau, trong cảnh “tù hãm”, trong nỗi “nhục nhằn”, nó vẫn biết tự phân biệt mình với những kẻ đã đi hoàn toàn tầm thường đồng hoá đến cả tinh thần, ở đây, vấn đề không phải là xem xét “tác phong quần chúng” của con hổ, phê bình nó “không một chút ưu ái gì đối với những con vật như con gấu, con báo cùng số phận như nó và nằm sát ngay cạnh chuồng nó” như ai đó đã bàn. Ở đây, cũng như chim ở trong lồng, ở cả Prômêtê bị xiềng và Hamlet nữa, sự đối lập giữa hai hạng người, hai cách sống là cách thức nghệ thuật vẫn thường dùng để làm nổi bật lên cái kích thước cao cả và tô đậm thêm cảm hứng đầy tính bi kịch của một tâm hồn bị khổ đau chứ nhất quyết không chịu hạ mình trong bất hạnh.
    Thế Lữ, ít nhất là một lần trong một đời thơ, đã cố gắng xây dựng cho mình một hình tượng thơ như thế. Con hổ ở Nhớ rừng biết mình chiến bại nhưng vẫn chưa chịu làm tôi tớ cho sự “tầm thường, giả dối” của cảnh ngục tù. Nó bất lực, nhưng không hoàn toàn khuất phục và thoả hiệp. Nó vẫn “ghét những cảnh không đời nào thay đổi”, nghĩa là còn ước ao những sự đổi thay. Bị giam thân trong lồng sắt chật, nó vẫn tha thiết vươn tới những chân trời rộng rãi của thế gian với “giấc mộng càng to lớn”, và của thời gian với “niềm uất hận ngàn thâu”. Bài thơ, cho tới cùng, vẫn thể hiện một tinh thần, chối từ thực tại, dẫu mới chỉ là sự chối từ trong mộng tưởng mà thôi
    Sự xung đột, chống đối quyết liệt, thường xuyên, không thể dung hòa giữa hoàn cảnh và tính cách, giữa ngoại vật với nội tâm, giữa thấp hèn với cao thượng chính là cơ sở để kết cấu nên toàn bộ bài thơ. Có cảm giác như nghe được từ Nhớ rừng một bản xô nát bốn chương với sự luân chuyển, đan xen của hai nhạc đề tương phản, trong đó, chủ đề chính, chủ đề “nhớ rừng” bỗng đột ngột chuyển vút lên sau những nốt nhạc đã ngày càng chậm chạp, buồn nản ở chương đầu, và cứ vang to mãi, dào dạt mãi, dâng mãi đến cao trào với tất cả niềm phấn hứng của tâm linh để rồi chợt tắt lặng đi nặng nề, uất nghẹn. Và cuối cùng trong sự quật khởi chủ đề chính lại quay trở lại không còn hùng tráng được như trên, những thiết tha, những nuối tiếc. Bài thơ kết thúc trong tiếng gọi tha thiết với rừng già của một kẻ biết mình đã sắp phải chấm dứt cuộc vượt tù trong tâm tưởng. Như thế bằng việc luôn luôn chuyển đổi tình cảm và giọng điệu thơ sang phía đối lập với nó, nhà thơ đã tìm đúng cái cách thức hữu hiệu để diễn tả hết các cung bậc cảm xúc của một tâm trạng cô đơn và đầy day dứt.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới