Viết mở bài cho đề văn sau: Trong cuốn thi nhân VN Hoài Thanh có nhận xét rằng:”Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm .Tế H

Viết mở bài cho đề văn sau: Trong cuốn thi nhân VN Hoài Thanh có nhận xét rằng:”Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm .Tế Hanh đã ghi lại được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương .Người nghe thấy cả những điều khong hình sắc, không thanh âm như mảnh hồn làng trên cánh buồm giương
Qua bài thơ Quê hương của Tế Hanh em hãy lm sáng tỏ ý kiến trên

2 bình luận về “Viết mở bài cho đề văn sau: Trong cuốn thi nhân VN Hoài Thanh có nhận xét rằng:”Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm .Tế H”

  1. Nhà văn Thạch Lam đã từng nhận định ” Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới , tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật để người đọc bài học trông nhìn và thưởng thức ” . Thật vậy , thiên chức của một nhà văn chính  là người theo đuổi nghệ thuật trong ánh sáng . Những nhà văn thực thụ bao giờ cũng phải là những người có sự quan sát , cảm nhận tinh tế từ con người và cuộc sống . Như vậy , một tác phẩm văn chương có giá trị chính là kết quả của tình yêu cuộc sống  sự thấu hiểu nhân sinh của người nghệ sĩ . Bởi vậy , một nhà văn thiên tài luôn là người ” muốn cảm nhận mọi vẻ đẹp man mác của vũ trụ ” , vì thế , nhà phê bình văn học Hoài Thanh từng nhận xét : ” Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm .Tế Hanh đã ghi lại được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương .Người nghe thấy cả những điều khong hình sắc, không thanh âm như mảnh hồn làng trên cánh buồm giương” . Điều này được thể hiện qua tác phẩm ” Quê hương : của tác giả Tế Hanh.

    Trả lời
  2. Bài thơ tái hiện một cách tài hoa vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biển qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ. Tác phẩm được viết vào năm 1939, khi đó nhà thơ đang học tại Huế. Trong hoàn cảnh phải sống xa quê hương, nhà thơ đã viết nên bài thơ này. Đúng như nhận xét của Hoài Thanh: ”Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như mảnh hồn làng trên cành buồm giương ”. Bài thơ đã đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới