Câu 7. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì v

Câu 7. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?
Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì vĩ: phía tây là dãy Trường Sơn, phía đông là biển cả bao la, ở giữa là một vùng đồng bằng biếc xanh màu lục diệp.
A. Kết hợp dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch ngang để báo hiệu lời nói nhân vật
B. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp của nhân vật.
C. Bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước.
Câu 8. Các từ bản trong 2 câu: Bản tôi ở trên đỉnh núi.
Phô tô cho tôi 2 bản nhé.
A. đồng âm B. đồng nghĩa C. nhiều nghĩa D. trái nghĩa
Câu 9. Em hãy điền từ thích hợp vào chỗ chấm cho câu sau:
Âm mưu của bọn cướp bị………………
A. phá hủy B. phá tan C. phá hoại D. phá phách
Câu 10. Đại từ trong câu sau có tác dụng gì? Lúa gạo rất quý. Thời gian cũng thế.
A. Thay thế cho danh từ B. Thay thế cho tính từ
C. Thay thế cho cụm danh từ D. Thay thế cho động từ

1 bình luận về “Câu 7. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một phong cảnh thiên nhiên kì v”

  1. Câu 7: C. Bộ phận đứng sau giải thích cho bộ phận đứng trước
    phía tây là dãy Trường Sơn … giải thích cho cho Từ đèo ngang nhìn về hướng nam…
    Câu 8: A. Là từ đồng âm
    Bản trong câu “Bản tôi ở trên đỉnh núi” (Có nghĩa là bản làng)
    Bản trong câu “Phô tô cho tôi 2 bản nhé” (Có nghĩa là bản liên quan đến giấy tờ)
    Câu 9: B. phá tan
    Âm mưu của bọn cướp bị phá hủy (sai)
    Âm mưu của bọn cướp bị phá tan (đúng)
    Âm mưu của bọn cướp bị phá hoại (sai)
    Âm mưu của bọn cướp bị phá phách (sai)
    -> Vậy chọn từ phá tan là đúng nghĩa nhất và hợp lí nhất.
    Câu 10: A. Thay thế cho danh từ
    Nếu không thay thế ta có câu: Lúa gạo rất quý. Thời gian cũng rất quý.
    Không thay đại từ “cũng thế” ý nghĩa của câu có thể không bị thay đổi nhưng nó bị lặp lại 2 lần từ “cũng thế” làm cho câu không được hay.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới