Đề 1: Phần I. Đọc hiểu (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: [] Ở làng, suốt ngày lúc nào trong bếp cũng có một gộc củi.

Đề 1:
Phần I. Đọc hiểu (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau:
[] Ở làng, suốt ngày lúc nào trong bếp cũng có một gộc củi. Gộc củi to, gỗ chắc, không cháy quá nhanh cũng không dễ tắt, cứ ngun ngún ở đó, trong cái góc bếp chật chội đầy bồ hóng. Ấm cúng vô cùng. Sáng, đi ra đồng, lên rừng, người ra khỏi nhà sau cùng là người nhớ vén tro xung quanh bếp cho thật gọn, để gió bấc lùa qua khe đất không làm ngọn lửa ở gộc củi bùng lên. Cái gộc củi ấy cứ nằm yên cả ngày, lặng lẽ ủ một tảng than hồng. Con mèo già ăn no, vắt dọc trên gộc củi, mắt lim dim, thỉnh thoảng có một tia nắng xiên xiên qua vách, chiếu lên người.
Tôi thường được mẹ giao cho việc nấu cơm chiều. Việc đầu tiên là gác những thanh củi nhỏ vừa dụi đi buổi trưa xếp xung quanh gộc củi lớn, nhặt một ít phoi bào trong cái thúng rách bên cạnh, nhồi vào giữa. Dùng cái ống thổi bằng nứa mà thổi, ngọn lửa sẽ từ từ bùng lên. Đấy chính là lúc ngọn lủa màu lam đầu tiên bay lên trên mái nhà.
[] Từ ngày này qua ngày khác, hết gộc củi này đến gộc củi khác, không khi nào bếp nguội. Bếp chỉ nguội khi người không còn, người bỏ cuộc đời người đi .
(Đỗ Bích Thúy, Và tôi nhớ khói, NXB Hội nhà văn, 2018)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2 (0,5 điểm) Nhân vật trữ tình trong đoạn trích là ai?
Câu 3 (0,5 điểm) Liệt kê các từ láy có trong đoạn trích.
Câu 4 (0,5 điểm) Chỉ ra trạng ngữ là cụm từ trong trong câu in đậm.
Câu 5 (1,0 điểm) Gọi tên và nêu tác dụng của phép tu từ trong câu: Cái gộc củi ấy cứ nằm yên cả ngày, lặng lẽ ủ một tảng than hồng.
Câu 6 (0,5 điểm) Trong nỗi nhớ của tác giả, điều gì khiến cho bếp không lúc nào nguội?
Câu 7 (1,5 điểm) Em hãy viết đoạn văn (khoảng 7 10 dòng) trả lời câu hỏi: Tại sao, khi đi xa, người ta thường nhớ về quê hương?
Phần II. Viết (5.0 điểm)
Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về 1 người mà em yêu quý.

2 bình luận về “Đề 1: Phần I. Đọc hiểu (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: [] Ở làng, suốt ngày lúc nào trong bếp cũng có một gộc củi.”

  1. Câu1:Phương thức biểu đạt chính là Tự sự(Vì là thể loại  Tản văn)
    Câu2:Nhân vật trữ tình trong đoạn trích “Và tôi nhớ khói ” là tác giả,xưng”tôi”
    Câu 3:Các từ láy trong đoạn trích:
    Ngun ngún(Gộc củi to, gỗ chắc, không cháy quá nhanh cũng không dễ tắt, cứ ngun ngún ở đó, trong cái góc bếp chật chội đầy bồ hóng.)
    lim dim,,xiên xiên(Con mèo già ăn no, vắt dọc trên gộc củi, mắt lim dim, thỉnh thoảng có một tia nắng xiên xiên qua vách, chiếu lên người.)
    từ từ(Dùng cái ống thổi bằng nứa mà thổi, ngọn lửa sẽ từ từ bùng lên.)
    Câu 4:Câu in đậm là câu nào đó bạn????!!!!
    Câu 5:
     Biện pháp tự từ: Nhân hóa ( nằm, ủ ) 
    => Tác dụng: Giúp sự vật (cụ thể là cái gộc cây)được miêu tả trở nên sinh động, gợi hình gợi cảm, gần gũi với con người hơn.
    Câu 6:
    Trong nỗi nhớ của tác giả, điều gì khiến cho bếp không lúc nào nguội:Bếp chỉ nguội khi người không còn, người bỏ cuộc đời người đi .
    Câu 7:Quê hương là miền nhớ thương trong cuộc đời mỗi người chúng ta. Phải chăng vì thế mà người đời mỗi khi xa quê đều luôn có niềm nhớ nhung đối với quê hương mình? Thật vậy, khi có người yêu quê hương mình thì đó chính là vì là nơi sinh ra và lớn lên, nơi gắn bó với mỗi người suốt cả một đời, cả một hành trình, nơi chất chứa cả một miền kí ức bất tận. Bởi vậy mà khi đi xa người ta thường nhớ quê hương. Vì nhớ về quê hương là nhớ về những gì thân thương nhất; là nhớ về những kỉ niệm tưởng như đã phai nhưng vẫn còn mãi trong tim…
    CHÚC BẠN HỌC TỐT!~!

    Trả lời
  2. Đề 1:
    Phần I.
    Câu 1: PTBD chính: tự sự 
    Câu 2: Nhân vật chữ tình là: người con 
    Câu 3: Các từ láy có trong đoạn văn là:
    + Ngun ngún
    + Chật chội
    + Lặng lẽ 
    + Lim dim
    + Thỉnh thoảng 
    + Xiên xiên 
    + Từ từ 
    + Lên trên
    Câu 4: Trạng ngữ là cụm từ trong câu in đậm là : Từ ngày này qua ngày khác.
    Câu 5: Biện pháp tự từ: Nhân hóa
    ⇒ Tác dụng: Giúp sự vật được miêu tả trở nên sinh động, gợi hình gợi cảm, gần gũi với con người. 
    Câu 6: Trong nỗi nhớ của tác giả, điều khiến bếp lúc nào cũng nguội đó là: Bếp chỉ nguội khi người không còn, người bỏ cuộc đời người đi.
    Câu 7: Quê hương là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Nơi đây nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi con người, bồi đắp cho con người biết bao nhiều mơ ước mà hy vọng. Nếu như có một ngày phải đi xa quê hương thì em sẽ cảm thấy rất buồn. Điều mà em có lẽ nhớ nhất ở quê hươg chính là những conngười gắn bó với cuộc đời. Đó là nhưng người thân, người bạn hay những người hàng xóm. Tất cả họ đều chăm sóc, chơi đùa và nuôi duõng cơ thể và tâm hồn em. Những con người đó là một phần quan trọng trong cuộc đời của một đứa con xa quê này.
    Phần II.
    Bài làm
    Đối với chúng ta, chắc chắn mẹ luôn là người yêu thương nhất, là người luôn quan tâm đến chúng ta từng chút một. Hoặc bà là người luôn bao bọc, chở che. lo lắng mỗi khi chúng ta phạt lỗi, không bao giờ trách mắng chúng ta. Nhưng một người mà tôi muốn nói đến là bố – một người đàn ông luôn luôn nghiêm khắc, luôn luôn trách mắng đối với những đứa con thơ.
    Bố tôi làm bộ đội năm nay đã 50 tuổi rồi. Từ nhỏ đến lớn, tôi rất ít được gặp vì bố phải đi công tác suốt. Thời gian gặp bố là những lúc bố đị về phép. Bố tôi có dáng người cao ráo, rắn chắc. Vì bố phải phơi sương, phơi nắng nhiều nên nước da của bố khá đen. Trên mái tóc của bố đã lốm đốm những tóc bạc. 
    Bố tôi là một người rất nghiêm khắc và kỷ luật. Mỗi khi chúng tôi mắc lỗi bố đều có hình thức phạt để nhắc nhở chúng tôi không được phạm lỗi như vậy nữa. Sau những lúc bố phạt, bố đều ngồi xuống nói chuyện, chia sẻ với chúng tôi. 
    Tôi mong là bố có thể ở nhà suốt với chúng tôi. Vì bố đã chỉ bảo cho chúng tôi rất nhiều điều. Bố chính là điểm tựa vững chãi nhất của cả gia đình.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới