BÀI THƠ BÀ TÔI (Kao Sơn) Bà hành khất đến ngõ tôi Bà tôi cung cúc ra mời vào trong Lưng còng đỡ lấy lưng còng Thầm hai tiếng

BÀI THƠ BÀ TÔI
(Kao Sơn)
Bà hành khất đến ngõ tôi
Bà tôi cung cúc ra mời vào trong
Lưng còng đỡ lấy lưng còng
Thầm hai tiếng gậy tụng trong nắng chiều.
Nhà nghèo chẳng có bao nhiêu
Gạo còn hai ống chia đều thảo thơm
Nhường khách ngồi chiếc chổi rơm
Bà ngồi dưới đất mắt buồn ngó xa..
Lá tre rụng xuống sân nhà
Thoảng hương nụ vốichiều quacùng chiều.
 (Xúc xắc, NXB Hội Nhà văn , 2006)
Đọc Hiểu văn bản
Câu 1. Bài thơ Bà tôi là bài thơ trữ tình nhưng lại có yếu tố tự sự , hãy chỉ ra yếu tố tự sự đó .
Câu 2. Hình tượng người bà trong bài thơ được khắc họa qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 3. Hình ảnh , chi tiết, câu thơ nào làm em cảm động ? Vì sao?
Câu 4. Qua bài thơ, em cảm nhận được cảm xúc, tình cảm của nhà thơ như thế nào?

2 bình luận về “BÀI THƠ BÀ TÔI (Kao Sơn) Bà hành khất đến ngõ tôi Bà tôi cung cúc ra mời vào trong Lưng còng đỡ lấy lưng còng Thầm hai tiếng”

  1. Câu 1: Kể về việc bà luôn mời những người hành hất vào trong và chia sẻ cho họ đồ ăn.
    Câu 2: Bà tôi cung cúc ra mời, lưng còng, tiếng gậy, mắt buồn ngó xa.
    Câu 3: Câu thơ cảm động: Lưng còng đỡ lấy lưng còng
    -> thể hiện được sự yêu thương, sẻ chia, quan tâm của bà.
    Câu 4: Cảm xúc, tình cảm: xúc động, cảm động trước tình yêu thương của bà. Sự trân trọng, kính yêu đối với bà.

    Trả lời
  2. 1. Yếu tố: 
    – Kể về cuộc sống hằng ngày của bà.
    – Kể về hoàn cảnh, ngôi nhà, sự vật xung quanh nhà bà.
    2. Hình ảnh người bà được khắc họa qua hình ảnh: 
    – Lưng còng (câu thơ Lưng còng đỡ lấy lưng còng) 
    – Tiếng gậy
    – Mắt buồn
    -> Thể hiện những chi tiết, hình ảnh của người bà đã già.
    3. Chi tiết “mắt buồn” ngó xa của bà làm em cảm động nhất. Chi tiết này thể hiện lên cảm xúc của người bà mong ngóng những đứa con trở về quê nhà, nhớ nhung cảm giác gia đình sum vầy, đoàn tụ. Bà cô đơn, buồn bã nơi miền quê, chỉ mong có được ngày gặp con cái.
    4. Nhà thơ là một người hiểu rõ những cảm xúc, nỗi nhớ mong của một người đi xa thanh xuân. Tâm hồn trong sáng, tinh tế đã nhận ra được, cảm nhận và thuật lại cho người đọc, người nghe một hình ảnh sống động, mà giản dị, gần gũi, thân thương biết bao. Tình cảm của nhà thơ đối với bà của mình chắc hẳn cũng giống vậy, có lẽ hiểu rõ là do tác giả đặc cả tâm hồn, tình yêu để thấu hiểu.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới