viết đoạn văn nghị luận xã hội về thói quen nói trống không,nói đệm bằng những từ nước ngoài cần gấp !!!!

viết đoạn văn nghị luận xã hội về thói quen nói trống không,nói đệm bằng những từ nước ngoài
cần gấp !!!!

1 bình luận về “viết đoạn văn nghị luận xã hội về thói quen nói trống không,nói đệm bằng những từ nước ngoài cần gấp !!!!”

  1. Ngôn ngữ là một công cụ quan trọng của giao tiếp, thông qua ngôn ngữ mà con người thêm hiểu về nhau hơn. Không phải ai cũng có thể sử dụng ngôn ngữ một cách khéo léo, nghệ thuật thế nhưng sử dụng ngôn ngữ một cách lịch sự, chừng mực thì là điều hoàn toàn trong khả năng của mỗi người. Đối với các bạn học sinh hiện nay, vấn đề sử dụng ngôn ngữ giao tiếp đang là một vấn đề có nhiều bất cập tồn tại.
    Ngôn ngữ là lời ăn tiếng nói mỗi người gửi đến với người xung quanh. Việc sử dụng ngôn ngữ của mọi người đều nhằm biểu đạt ý tứ, thái độ của người ấy đối với đối phương. Thế nhưng có một hiện thực là hiện nay các bạn học sinh dường như sử dụng ngôn ngữ một cách rất thiếu tế nhị, không chắt lọc.
    Trong xã hội hiện nay, đặc biệt là ở môi trường học đường xuất hiện một khái niệm tiếng “lóng”, ấy là những phương ngữ được các bạn sử dụng thay cho các khái niệm thông thường để biểu đạt ý tứ của bản thân. Tiếng lóng dần phát triển với một tốc độ chóng mặt và lây lan trong môi trường học đường. Các bạn học sinh sử dụng tiếng lóng rất nhiều, nhiều đến nỗi nó trở nên thân thiết, quen thuộc như lời ăn tiếng nói hàng ngày.
    Không chỉ sử dụng tiếng lóng, các bạn còn thường dùng những ngôn ngữ tuổi teen, từ ngữ bậy bạ để giao tiếp cùng nhau. Khi nói chuyện thì văn tục chửi bậy, (hiện tượng nói tục chửi thề ngày càng nhiều trong giao tiếp của học sinh). Đi trên đường, cứ gặp những nhóm học sinh đi cùng nhau là người ta rất hay nghe thấy những lời nói không văn vẻ gì.
    Tiếng lóng cùng các khái niệm mới được các bạn thêm nếm một cách bừa bãi trong khi ngôn ngữ dân tộc lại dần mất đi. Đa phần các bạn học sinh hiện nay không biết sử dụng thành ngữ, tục ngữ. Nhiều khái niệm rất đỗi bình thường trong giao tiếp thì các bạn lại bỡ ngỡ, không hiểu nghĩa. Thấy người ta dùng từ “thành kính phân ưu” khi chia buồn, có bạn học sinh ngơ ngác bảo “lần đầu em được nghe từ này, có nghĩa là gì”. Ngoài ra, tình trạng nói chuyện với người lớn thì tình trạng nói trống không, dùng các từ không phù hợp văn cảnh cũng xuất hiện thường xuyên.
    Ngôn ngữ vốn là bản sắc, là tinh hoa văn hóa của dân tộc. Trong ngôn ngữ chất chứa nền văn minh văn hiến lâu đời, chứa đựng nét văn hóa đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. Nếu để ngôn ngữ mai một, biến chất thì cũng chính là làm ảnh hưởng tới nền văn hóa của dân tộc. Không những vậy, việc sử dụng ngôn ngữ không đúng cách, không đúng hoàn cảnh còn khiến cho hình ảnh các bạn học sinh trở nên xấu xí, kém văn hóa trong mắt của mọi người.
    Lời ăn tiếng nói không chỉ đóng vai trò làm đẹp mỗi con người mà thông qua đó con người có thể thể hiện sự tôn trọng đối phương, thái độ lịch sự của bản thân. Không phải bỗng dưng mà cha ông ta đã dạy Học ăn học nói, học gói học mở. Việc học nói ở đây không chỉ là học để biết nói mà quan trọng là học để nói thế nào thật lễ phép, khéo léo.
    Muốn làm được những điều trên mỗi bạn học sinh phải chủ động, lắng nghe và học hỏi tích cực sử dụng những từ ngữ hay, đẹp. Trong giao tiếp hàng ngày, các bạn phải chú ý lễ phép đối với người trên, không dùng những từ ngữ tục tĩu, không sử dụng tiếng lóng, lạm dụng tiếng nước ngoài mà dần quên mất đi tiếng nói dân tộc. Các bạn nên biết rằng tiếng Việt còn là dân tộc còn, hãy chung tay giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt để làm đẹp thêm cho nền văn hóa của dân tộc, giữ gìn bản sắc nước nhà.
    …………….

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới