Viết đoạn văn khoảng 15 câu phân tích nhân vật người bố trong văn bản ” Chiếc bánh mì cháy ” Không mạng
Viết đoạn văn khoảng 15 câu phân tích nhân vật người bố trong văn bản ” Chiếc bánh mì cháy “
Không mạng
1 bình luận về “Viết đoạn văn khoảng 15 câu phân tích nhân vật người bố trong văn bản ” Chiếc bánh mì cháy ” Không mạng”
Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xén bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.
“Chiếc bánh mì cháy” – tên gọi đã cho thấy nội dung của câu chuyện và đây cũng chính là nhân tố mở ra câu chuyện này. Câu chuyện bắt đầu khi nhân vật “tôi” 8-9 tuổi, tuy thỉnh thoảng mẹ vẫn nướng bánh mì cháy nhưng hôm ấy là bánh mì cháy như than. Mẹ đã xin lỗi cả nhà vì điều đó. Sau một hồi lưỡng lự xem có ai ăn không, người con đã thấy bố mình ăn một cách ngon lành và có nói với mẹ rằng rất thích bánh mì cháy. Đến tối trước khi đi ngủ, người con đã hỏi bố rằng có thật sự thích những lát bánh mì cháy ấy không thì đã được nghe người cha giảng dạy cho những bài học rất đắt giá mà đến giờ nhân vật “tôi” cũng chưa thể quên. Có thể thấy nhân vật cha này là mang hình tượng của một người bố mẫu mực và yêu thương con cái. Khi được con hỏi rằng liệu có thích những chiếc bánh mì cháy ấy không, ông đã ân cần giảng dạy cho con bằng những lời nói nhẹ nhàng và thấm thía. Rằng một lát bánh mì cháy không thể làm hại ai, chỉ có những lời nói mới có tính sát thương mạnh mẽ lên thể xác và tâm hồn con người. Bởi vậy người xưa mới có câu: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Mẹ là người rất vất vả, đã đi làm cả ngày mà khi về còn phải làm bữa tối cho gia đình. Bánh mì cháy không phải là cố tình mà chỉ là vô ý, bà ý cũng đã xin lỗi nên chúng ta phải động viên, an ủi bà cho bà đỡ áy náy. Cuộc đời không ai là hoàn hảo và sẽ có rất nhiều lần mắc lỗi, nếu cứ trì triết và nhắc lại lỗi lầm của họ thì họ sẽ rất tổn thương và không cách nào sửa lỗi được.Vậy qua đó, chúng ta cần làm thế nào để tạo được hạnh phúc cho gia đình cũng như bản thân mình? “Một chiếc bánh mỳ cháy chẳng làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt ấy”. Vì vậy trong cuộc sống, đừng bao giờ nói những lời chê bai cay nghiệt với những người đã vất vả cố làm ra thành quả cho mình hưởng. Đó là cách đơn giản nhất mang đến hạnh phúc cho mình cũng như sự tôn trọng cho người khác.
Tóm lại, qua câu chuyện trên bằng những lời đối thoại đầy hấp dẫn, em cũng rút ra được bài học cho bản thân mình và mọi người: hạnh phúc là một cuộc hành trình chứ không phải đích đến. Một gia đình hạnh phúc là quan tâm nhau từ những điều nhỏ nhặt chứ không phải những lời trách móc, cay nghiệt dành cho đối phương.
Tóm lại, qua câu chuyện trên bằng những lời đối thoại đầy hấp dẫn, em cũng rút ra được bài học cho bản thân mình và mọi người: hạnh phúc là một cuộc hành trình chứ không phải đích đến. Một gia đình hạnh phúc là quan tâm nhau từ những điều nhỏ nhặt chứ không phải những lời trách móc, cay nghiệt dành cho đối phương.