“En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái

“En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái dáng quả quyết và nét mặt hớn hở như cha mong muốn! Con thử tưởng tượng nếu con ngồi không ở nhà thì ngày giờ của con sẽ trống trải biết là nhường nào! Cha chắc chỉ trong vòng một tuần lễ là con lại muốn trở lại nhà trường. Con ơi! Hiện thời, không một đứa trẻ nào là không đi học. Con hãy nghĩ đến những người thợ làm lụng cặm cụi cả ngày, tối đến còn phải cắp sách đi học, những cô thiếu nữ suốt tuần lễ bị giam giữ trong xưởng, chủ nhật đến cũng rủ nhau đi học, những binh lính hết giờ luyện tập cũng đem ra học, viết. Cho đến những trẻ mù, trẻ câm, chúng cũng đều học cả.
(Trích: Những tấm lòng cao cả- Ét-môn-đô Đơ Ami-xi chương 8 Học đường)
Câu 1
Nêu nội dung của đoạn văn trên
Câu 2
Xác định một câu ghép có trong đoạn văn và cho biết các vế của câu ghép đó được nối nhau bằng cách nào?
Câu 3
Em có cảm nhận gì về tình cảm của người cha dành cho con trong đoạn văn trên
MONG MN GIÚP MIK

1 bình luận về ““En-ri-cô con ơi! Việc học đối với con hình như khó nhọc, mẹ con nói phải đấy. Cha chưa bao giờ trông thấy con đi học với cái”

  1. 1, Nội dung của đoạn trích là lời khuyên của cha đối với con trai En-ri-cô phải chăm học hơn vì bên ngoài kia ai cũng đang cố gắng học hành cho dù có khó khăn khổ sở đến thế nào
    2, Câu ghép:
    Việc học / đối với con hình như khó nhọc, mẹ con / nói phải đấy.
    CN1                                       VN1                 CN2         VN2 
    Cách nối giữa các vế câu: bằng dấu phẩy, không dùng từ nối
    3, Trong đoạn văn, tình cảm của người cha dành cho con là tình cảm tha thiết, chân thành và sâu nặng giống như bao người cha khác. Người cha mong con mình thực sự yêu thích việc học, học bằng cả trái tim và học hành đến nơi đến chốn. Nhờ vậy, con mới có thể trưởng thành và nên người. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới