Câu 1:Viết một đoạn văn ngắn 5 đến 7 câu nối lên cảm nghĩ của em về cái chết của Lão Hạc Câu 2: Viết Đoạn Văn ngắn 5

Câu 1:Viết một đoạn văn ngắn 5 đến 7 câu nối lên cảm nghĩ của em về cái chết của Lão Hạc

Câu 2: Viết Đoạn Văn ngắn 5 đến 7 câu nói lên tình yêu thương của minh dành cho mẹ

2 bình luận về “Câu 1:Viết một đoạn văn ngắn 5 đến 7 câu nối lên cảm nghĩ của em về cái chết của Lão Hạc Câu 2: Viết Đoạn Văn ngắn 5”

  1. Câu 1:
    Cái chết của lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một cái chết đau đớn, dữ dội. Lão chết vì ăn bả chó, vì muốn đền tội với cậu Vàng, vì muốn bảo toàn tiền cho con. Và hơn hết, chết là để gìn giữ nhân phẩm trong sạch, lương thiện. Cái chết của lão đau đớn “mắt long sòng sọc, bọt mép sùi ra, tru tréo, vật vã gần hai giờ đồng hồ mới chết”. Miêu tả cái chết nhiều đau đớn đó, Nam Cao muốn tố cáo xã hội đã đẩy những người lương thiện, tốt bụng như lão Hạc vào bước đường cùng!
    Câu 2:
    Em rất yêu thương mẹ của mình. Em biết rằng mẹ đã vất vả nhiều vì em. Thế nên, trong khả năng, em luôn cố gắng giúp đỡ mẹ. Em hiểu, những hi sinh của mẹ chính là vì muốn em có cuộc sống tốt. Vì thế, em dặn mình phải luôn nỗ lực, không được biếng nhác, ỷ lại và luôn phụ giúp mẹ công việc nhà nếu có thể. Bao nhiêu yêu thương em dành cho mẹ, em tin cũng không đủ lớn bằng những gì mẹ đã hi sinh vì em. 

    Trả lời
  2. cau1 ;
    Cái chết của lão Hạc không phải là sự manh động, tiêu cực. Lão đã rất bền bỉ, đã gắng để sống: “Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc” mà không được. Bi kịch là thế đấy. Nếu không muốn sống thì lão đã không phải cố duy trì sự sống bằng mọi cách như thế. Lão có thể tự sát ngay sau khi ủy thác cho ông giáo mảnh vườn và tiền làm tang. Dường như, trong mòn mỏi, lão vẫn cố chờ điều gì… Chờ con trai trở về. Biết đâu trong những ngày gắng sống ấy nó trở về! Không thể chờ thêm được nữa, cuối cùng (tận đến cuối cùng) thì lão Hạc phải chấp nhận một sự thật của chính mình, để lão không vi phạm lẽ sống của lão: muốn sống mà vẫn tự chết. Tại sao lão tự trọng đến “hách dịch” như thế cơ chứ? Lão có thể cậy nhờ để sống qua ngày cơ mà, dân gian chẳng đã từng nói “hàng xóm láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau” là gì! Đến ngay tiền làm ma cho mình lão còn không động đến nữa là cậy nhờ! Thế mới là lão Hạc. Cậu Vàng chết để có thêm 5 đồng vào 25 đồng thành 30 đồng lão gửi ông giáo làm tang nếu lão có mệnh hệ nào. “Đâu vào đấy” là cay đắng thế ư? Khi con chó phải chết, lão Hạc mong hóa kiếp cho nó; đến khi lão chết, con chó còn là 5 đồng để tiễn đưa hương hồn lão. Cơ cực đến thế là cùng. Chẳng gì khác, xã hội thực dân nửa phong kiến đen tối đã đẩy cuộc sống người nông dân đến đường cùng; cái nghèo khó, cùng cực đã đẩy lão Hạc đến một lựa chọn đau đớn, nghiệt ngã.
    cau 2 
    Tình cảm mà em dành cho mẹ là một thứ tình cảm rất khó để gọi tên hay nói rõ ra thành lời. Bởi đó không là một mà là rất nhiều những tình cảm đan xen với nhau. Đó là tình yêu thương sâu đậm dành cho người mẹ luôn ở bên dịu dàng, sắn sóc. Đó là sự biết ơn với những hi sinh, tần tảo của mẹ sớm hôm để em được ăn học thành người. Đó là sự kính trọng với sự dũng cảm, hiểu biết của mẹ trước mọi điều trong cuộc sống. Đó là sự quấn quýt, quyến luyến không rời vì từ khi mới xuất hiện trên cõi đời này, em vẫn luôn ở bên mẹ. Đó là sự trân trọng tuyệt đối, bởi mẹ là duy nhất, là thứ quý trọng nhất mà em có được trên cõi đời này. Đó là sự tin tưởng, vì mẹ sẽ mãi mãi đứng ở sau lưng, bao dung, đùm bọc và ủng hộ em. Tất cả những cảm xúc ấy, hòa trộn vào nhau, tạo thành tình cảm mà em dành cho mẹ. Tình cảm ấy chỉ có thể cảm nhận bằng trái tim, chứ không thể gọi tên bằng bất kì từ ngữ nào trên thế giới này cả.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới