Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu

Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổitoàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thươngVợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận
a) Từ nội dung của đoạn trích trên ,hãy nêu nhận xét của em về các nhân vật của nhân vật tôi với những người xung quanh.
b) Trong đoạn văn có bao nhiêu câu ghép? Giữa các vế câu của câu ghép đã cho nối với nhau bằng cách nào?

2 bình luận về “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu”

  1. $\text{a}$
    +) Bản tính tốt của con người đang bị lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp.
    +) Trong cuộc sống con người thường bị cái thời đại, cái hoàn cảnh đẩy vào đường cùng, ngõ cụt phải làm những việc tưởng như “gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi” nhưng thực chất những điều ấy là nhằm một mục đích khác và trong việc làm đó nếu ta không “cố tìm hiểu” thì sẽ chẳng thấy được những vẻ đẹp trong tâm hồn họ mà tỏ lòng cảm thông chia sẻ với họ.
    $\text{b}$
    + Đối với những người ở quanh ta, nếu ta // không cố tìm mà hiểu họ, thì ta // chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta// tàn nhẫn; không bao giờ ta // thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta // thương…
    + Cái bản tính tốt //của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ //che lấp mất. (1)
    + Tôi //biết vậy, nên tôi// chỉ buồn chứ không nỡ giận. (2)
    + Vợ // tôi không ác, nhưng thị // khổ quá rồi. (3)
    ->  (1) Nối trực tiếp: Sử dụng dấu câu (dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu chấm phẩy)
    -> (2) + (3) Nối bằng từ: (vì, bởi vì, nhưng, nên,…)

    Trả lời
  2. a.
    Qua đoạn trích, ta cảm nhận được sự cảm thông, thấu hiểu của nhân vật “tôi” đối với những người xung quanh. Ông Giáo hiểu được rằng: mỗi người đều có những nỗi lo lắng, phiền muộn của riêng mình, chính vì vậy những bản tính tốt đẹp của con người bị che lấp mất. 
    b.
    =>Câu ghép:
    Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…
    + Trạng ngữ: Đối với những người ở quanh ta
    + Chủ ngữ 1: ta
    + Vị ngữ 1: không cố tìm mà hiểu họ
    + Chủ ngữ 2: ta
    + Vị ngữ 2: chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn
    + Chủ ngữ 3: ta
    + Vị ngữ 3: thấy họ là những người đáng thương
    + Chủ ngữ 4: ta
    + Vị ngữ 4: thương
    + Quan hệ từ: nếu, thì,…
    Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.
    + Chủ ngữ 1: Vợ tôi
    + Vị ngữ 1: không ác
    + Chủ ngữ 2: thị
    + Vị ngữ 2: khổ quá rồi
    + Quan hệ từ: nhưng
    Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa.
    + Chủ ngữ 1: người ta
    + Vị ngữ 1: khổ quá
    + Chủ ngữ 2: người ta
    + Vị ngữ 2: chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa
    + Quan hệ từ: Khi… thì…
    Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.
    + Chủ ngữ 1: Tôi
    + Vị ngữ 1: biết vậy
    + Chủ ngữ 2: tôi
    + Vị ngữ 2: chỉ buồn chứ không nỡ giận
    + Quan hệ từ: nên
    -> Đoạn văn có 4 câu ghép.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới