Viết đoạn văn về khổ thơ thứ 5 của bài thơ bếp lửa
Viết đoạn văn về khổ thơ thứ 5 của bài thơ bếp lửa
2 bình luận về “Viết đoạn văn về khổ thơ thứ 5 của bài thơ bếp lửa”
“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Quê hương chính là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt. Có những kỉ niệm hóa thành động lực, sức mạnh giúp con người vượt qua mọi khó khăn, giông bão trong cuộc đời. Bằng Việt cũng mang trong mình những kỉ niệm tuổi thơ mà mãi mãi ông không bao giờ quên, ấy là kỉ niệm về bếp lửa và người bà mà ông yêu quý nhất.
“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng..”
Từ “bếp lửa” bài thơ đã gợi đến “ngọn lửa” với ý nghĩa trừu tượng và khái quát. Bếp lửa bà nhen lên trong mỗi buổi sớm mai và buổi chiều tà không đơn giản chỉ bằng nguyên liệu của tự nhiên, mà cao hơn đã được tác giả nâng lên thành biểu tượng cho tình yêu thương và niềm tin trong sáng, mãnh liệt. Điệp ngữ “một ngọn lửa” vừa có ý nghĩa nhấn mạnh đến sự sống dai dẳng bất diệt của ngọn lửa; lại vừa có ý nghĩa thể hiện tình yêu thương mà người bà dành cho cháu. Ngọn lửa chính là hình ảnh khúc xạ cho tâm hồn, cho ý chí, nghị lực sống phi thường của người bà. Vì thế, bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người tiếp lửa, truyền lửa cho người cháu thân yêu. Đó là ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho thế hệ nối tiếp.
Bài thơ “Bếp lửa”” của Bằng Việt đã cho ta thấy rõ được tình bà cháu và gợi lên những kỉ niệm đẹp đẽ của người cháu khi ở cạnh người bà của mình. Trong bài thơ “Bếp Lửa” em thích nhất là khổ thơ thứ 5 bởi vì khổ thơ đó đã nói lên từ hình ảnh ngọn lửa người cháu đã nhớ về người bà của mình
“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn, Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”
Nhà thơ đã sử dụng từ ngữ chỉ thời gian “sớm; chiều” và các động từ “nhen; chứa; ủ” và sử dụng từ láy “dai dẳng”. Và đặc biệt trong nó là sự chuyển biến trong hình tượng thơ từ “Bếp lửa” thành “ngọn lửa” khẳng định niềm tin và ý chí bản lĩnh của người bà, của người phụ nữ VN, đồng thời bộc lộn niềm tự hào của nhà thơ. Từ bếp lửa của tình thương luôn đc ủ sẵn và trở thành ngon lửa bất diệt của niềm tin vô cùng bền bỉ và niềm tin ấy mãi trường tồn. Mạch cảm xúc xen lẫn lời kể, giọng điệu, ngôn ngữ, hình ảnh thơ aln tỏa dần, rõ dần lên, giọng thơ trữ tình chuyển sang tự sự làm cho dòng cảm xúc miên man và để lại những dấu ấn sâu đậm vè người bà thật thiêng liêng, gần gũi và cảm động. Và khổ thơ trên đã làm rõ đc tình yêu thương của người cháu dành cho người bà của mình là bất diệt và thể hiện sự bản lĩnh trong cách sống của người bà. Vfa khổ thơ này vẫn còn mãi trong trái tim mỗi độc giả
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”