Hãy viết 1 bài văn kể lại trải nghiệm giúp tâm hồn em thêm phong phú
Hãy viết 1 bài văn kể lại trải nghiệm giúp tâm hồn em thêm phong phú
2 bình luận về “Hãy viết 1 bài văn kể lại trải nghiệm giúp tâm hồn em thêm phong phú”
Là một người con quê hương Thái Bình nhưng đến tận lúc 10 tuổi em mới có dịp được trải nghiệm cùng các bác nông dân đi gặt lúa. Nhờ có trải nghiệm đó mà tâm hồn em đã được mở rộng như chính những cánh đồng mênh mông.
Kì nghỉ hè năm lớp 5 của em chính là những ngày về quê với ông bà nội. Ông bà của em là những người nông dân thật thà, chất phác. Cuộc sống và công việc hàng ngày đều gắn liền với đồng ruộng. Khi em về đây, ông bà đã cho em trải nghiệm rất nhiều điều lí thú. Những ngày hè chính là mùa gặt ở quê. Mặc dù được nhắc nhở về những khó khăn nếu đi theo như nắng, mệt và lúa dặm nhưng em vẫn muốn cùng ông bà đi gặt. Em mặc quần áo của ông bà như một cậu bé nông dân thực thụ. Đội chiếc mũ tai bèo trên đầu, em đi ra đồng.
Cánh đồng lúa mênh mông, óng vàng dưới ánh mặt trời. Những bông lúa đã nặng trĩu, hạt thóc căng mọng, lá và thân cây lúa đều đã ngả sang màu vàng. Em nâng niu từng bông lúa, trân quý từng hạt vì đó chính là hạt ngọc trời, tinh hoa của trời đất và công sức lao động của ông bà. Bà và thím của em phụ trách cầm liềm gặt lúa, ông và chú phụ trách cầm đòn gánh, gánh những bó lúa đã được gặt lên bờ. Công việc của em đó là trông coi lúa thóc trên bờ và mang nước uống cho mọi người. Em đã hiểu vì sao nghề nông lại gọi là nghề “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Giữa cánh đồng mênh mông không một bóng cây, các bác nông dân ai cũng phơi mình dưới cái nắng rát. Mồ hôi chảy như mưa, quần áo đã ướt đẫm từ trong ra ngoài, khuôn mặt đỏ ửng lên phừng phừng như người say rượu. Sau khi gặt xong, mọi người còn tiếp tục đẩy lúa về nhà, tuốt lúa rồi phơi thóc. Em cảm nhận được sự vất vả mưu sinh của ông bà và chú thím trên từng bó lúa. Bao nhiêu công lao chăm sóc, cày cấy làm cỏ bón phân rồi ngày nắng cũng như ngày mưa phải lao động không nghỉ.
Trải nghiệm đi gặt cùng ông bà đã giúp em hiểu hơn về nỗi vất vả của những người nông dân. Nghề nào cũng đáng được trân trọng và tôn vinh, có người nông dân mới có thóc gạo cho chúng ta ăn hàng ngày.
Năm nay, bố mẹ em có thời gian rảnh, nên đã quyết định sẽ tự mình gói bánh chưng để thờ cúng tổ tiên và ăn trong những ngày Tết.
Nghe quyết định ấy của bố, em phấn khích lắm. Bởi vì từ bé đến lớn, em đã được đọc, được nghe kể, được xem rất nhiều hình ảnh cả gia đình quây quần gói rồi nấu bánh chưng rất ấm áp, hạnh phúc. Nay cuối cùng cũng được thử, em sung sướng mãi không thôi. Hôm cùng mẹ đi mua nguyên liệu, em cẩn thận ôm bó lá dong trên tay vì sợ làm rách lá. Về nhà, em thích thú nhìn mẹ thái thịt, ướp gia vị rồi ngâm đỗ, ngâm nếp. Bố thì rửa sạch lá, rồi cắt thành các đoạn vừa đủ để sử dụng. Em thì ngồi tước và cắt các đoạn dây thành từng đoạn bằng nhau theo độ dài bố bảo. Loay hoay như thế, đế hết buổi trưa thì khâu chuẩn bị mới xong.Tiếp theo, chính là công đoạn gói bánh. Nhìn bố gói, em cảm thấy khâm phục không thôi, bởi bố điệu nghệ quá. Bàn tay bố thoăn thoắt gấp lá, cho nhân vào rồi gói lại, thắt dây như một người thợ làm bánh vậy. Từng chiếc bánh qua tay bố đều vuông vức, to như cái đĩa. Em cũng đã được bố dạy và hướng dẫn gói bánh. Chính tay em đã gói hai cái bánh chưng đấy. Tuy không đẹp nhưng chắc chắn là nó rất ngon. Chỉ có lúc buộc dây là em chật vật mãi, phải nhờ đến sự can thiệp của bố thì mới xong được.
Khi bố mang bánh đi nấu ở sau vườn, em mong lắm. Ngồi cạnh bếp lửa, em vừa nhìn nồi bánh, vừa lắng nghe bố kể những câu chuyện về ngày Tết lúc bố còn bé. Nghe những điều vừa lạ vừa quen ấy, khiến em cảm thấy nôn nao vô cùng. Một lát sau, mẹ mang ra rất nhiều xiên thịt, rau củ để nướng. Cả nhà có một bữa tối no nê bên bếp lửa ấm nồng. Đến khuya, khi em gần ngủ quên thì bánh chín. Bố gắp từng cặp bánh ra để ở mâm cho nguội và ráo nước. Hai chiếc bánh mà em gói đã được đem ra để thưởng thức đầu tiên. Tuy hơi xấu xí, nhưng bên trong vẫn ngon và dẻo lắm. Được bố mẹ khen mà em đỏ hết cả mặt.
Trải nghiệm tự gói bánh chưng ngày hôm ấy là một trải nghiệm hết sức tuyệt vời. Em được cảm nhận rõ hơn bao giờ hết bầu không khí tấp nập, rộn ràng của ngày Tết. Có lẽ niềm vui và nôn nao ấy chỉ hiện hữu rõ nét khi ta chính tay chuẩn bị những món đồ cho ngày lễ quan trọng này.
Kì nghỉ hè năm lớp 5 của em chính là những ngày về quê với ông bà nội. Ông bà của em là những người nông dân thật thà, chất phác. Cuộc sống và công việc hàng ngày đều gắn liền với đồng ruộng. Khi em về đây, ông bà đã cho em trải nghiệm rất nhiều điều lí thú. Những ngày hè chính là mùa gặt ở quê. Mặc dù được nhắc nhở về những khó khăn nếu đi theo như nắng, mệt và lúa dặm nhưng em vẫn muốn cùng ông bà đi gặt. Em mặc quần áo của ông bà như một cậu bé nông dân thực thụ. Đội chiếc mũ tai bèo trên đầu, em đi ra đồng.
Cánh đồng lúa mênh mông, óng vàng dưới ánh mặt trời. Những bông lúa đã nặng trĩu, hạt thóc căng mọng, lá và thân cây lúa đều đã ngả sang màu vàng. Em nâng niu từng bông lúa, trân quý từng hạt vì đó chính là hạt ngọc trời, tinh hoa của trời đất và công sức lao động của ông bà. Bà và thím của em phụ trách cầm liềm gặt lúa, ông và chú phụ trách cầm đòn gánh, gánh những bó lúa đã được gặt lên bờ. Công việc của em đó là trông coi lúa thóc trên bờ và mang nước uống cho mọi người. Em đã hiểu vì sao nghề nông lại gọi là nghề “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Giữa cánh đồng mênh mông không một bóng cây, các bác nông dân ai cũng phơi mình dưới cái nắng rát. Mồ hôi chảy như mưa, quần áo đã ướt đẫm từ trong ra ngoài, khuôn mặt đỏ ửng lên phừng phừng như người say rượu. Sau khi gặt xong, mọi người còn tiếp tục đẩy lúa về nhà, tuốt lúa rồi phơi thóc. Em cảm nhận được sự vất vả mưu sinh của ông bà và chú thím trên từng bó lúa. Bao nhiêu công lao chăm sóc, cày cấy làm cỏ bón phân rồi ngày nắng cũng như ngày mưa phải lao động không nghỉ.
Trải nghiệm đi gặt cùng ông bà đã giúp em hiểu hơn về nỗi vất vả của những người nông dân. Nghề nào cũng đáng được trân trọng và tôn vinh, có người nông dân mới có thóc gạo cho chúng ta ăn hàng ngày.