Những chiếc xe từ trong bom rơi Ðã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Bế

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm
Câu 1 nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và cho bt hoàn cảnh đó có mối liên hệ NTN đối với thể hiện chủ đề của tác phẩm
Câu 2 tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong câu “Lại đi, lại đi trời xanh thêm” viết lại câu thơ trong chương trình lớp 9 cũng sử dụng biện pháp tu từ đấy

1 bình luận về “Những chiếc xe từ trong bom rơi Ðã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Bế”

  1. 1,
    Bài thơ được sáng tác trong thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra rất gay go, ác liệt. Từ khắp các giảng đường đại học, hàng ngàn sinh viên đã lên đường đánh giặc. Điểm nóng của trận chiến lúc ấy là tuyến đường Trường Sơn huyết mạch nối liền hậu phương với tiền tuyến. Không quân Mỹ ném bom không ngừng nghỉ để ngăn chặn vận chuyển, chi viện. Vượt qua làn mưa bom bão đạn ác liệt của kẻ thù, những người lính lái những đoàn xe vận tải không có kính vẫn ngày đêm bất chấp gian khổ và hi sinh để ra trận.
    Hoàn cảnh ấy là cảm hứng bất tận cho nhà thơ Phạm Tiến Duật viết nên những dòng thơ đầy hiện thực thể hiện được tinh thần yêu đời, lạc quan, dũng cảm, hiên ngang, đoàn kết của những người lính trẻ Trường Sơn. Đó chính là tinh thần yêu nước dũng cảm cao đẹp và sáng ngời trong những năm kháng chiến chống  Mỹ.
    2,
    Biện pháp điệp ngữ: lại đi
    Tác dụng: tạo giọng thơ truyền cảm, giúp người đọc hình dung được chặng đường mà những người lính đi qua. 
    Biện pháp hoán dụ: trời xanh thêm
    Tác dụng: thể hiện niềm tin vào độc lập tự do, ấm no hạnh phúc phía trước cuối con đường giải phóng dân tộc
    Câu thơ cũng sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ: Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng/ Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim/ Thấy sao trời chạy thẳng vào tim 
    Câu thơ cũng sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ: Chỉ cần trong xe có một trái tim

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới