Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
1. Từ “nghèo đói” là tính từ đúng hay sai? Hãy tạo từ để tạo thành cụm từ?
2. Đoạn thơ trên đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào?
3. Tìm điệp từ được sử dụng trong đoạn thơ trên?
4. Chỉ ra thành ngữ và giải thích nghĩa của thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên?
5. Người cha muốn nhắn nhủ với con gái điều gì? Ghi lại cảm nhận đó bằng một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu
giúp em với ạ:<<< ai giúp có 60 điểm a.

1 bình luận về “Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như”

  1. 1. Nghèo đói là tính từ. Cụm từ: “Ông bà tôi đã phải chịu cảnh nghèo đói.”
    2. Biện pháp nghệ thuật tu từ: So sánh
                                                     Điệp từ: nhắc lại từ “Sống”…..vv
    3. Điệp ngữ là từ ” SỐNG” được nhắc lại 3 lần nhằm nhấn mạnh.
    4. ” Lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc ” theo tớ là thành ngữ. Nghĩa của thành ngữ là 1 người chăm chỉ, chịu khó cố làm lụng/ học tập sẽ thành công không sợ thứ gì cản bước được.
    5. Tình cả gia đình là thứ thiêng liệng khó tả. Hầu như mọi bài thơ đều viết về tình mẫu tử , nhưng ở đây bài thơ đã nêu đủ tình cảm của cha mẹ vỏn vẹn trong những câu thơ chất chứa niềm yêu thương này. Với giọng điệu ngọt ngào bài thơ cho ta thấy sự yêu thương vô bờ bến từ cha mẹ biết bao. Vì vậy ta hãy quý trọng và bày tỏ tình yêu cho cha mẹ khi còn có thể.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới