Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai, Cũng gọi ông nghè có kém ai. Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Nét son điểm rõ mặt văn khôi

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai.
Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,
Nét son điểm rõ mặt văn khôi.
Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời
Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe,
Nghĩ rằng đồ thật hoá đồ chơi!
Câu 1: bài thơ trên được viết theo thể loại gì? Phong cách ngôn ngữ nào
Câu 2: Nội dung chính của bài thơ là gì?
Câu 3: bài thơ của Nguyễn Khuyến sử dụng giọng điệu như thế nào?
Câu 4: Chỉ ta biện pháp tu từ được dùng ở 2 câu sau và nêu hiệu quả nghệ thuật của nó:
“Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,
Cũng gọi ông nghè có kém ai.”
Câu 5: em hiểu thế nào về 2 câu thơ sau:
“Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
Cái giá khoa danh ấy mới hời.”

1 bình luận về “Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai, Cũng gọi ông nghè có kém ai. Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Nét son điểm rõ mặt văn khôi”

  1. Câu 1
    Bài thơ được viết theo thể: Thất ngôn bát cú đường luật.
    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
    Câu 2
    Nội dung chính của bài thơ: mượn hình ảnh tiến sĩ giấy – món đồ chơi trung thu ngày xưa để nói lên thực trạng xã hội lúc bấy giờ, những người tiến sĩ đỗ đạt đa số chỉ là bọn quan tham, giả tạo giữ vị trí trong chốn quan trường, còn những người có tài thật sự thì không được coi trọng.
    Câu 3
    Bài thơ của Nguyễn Khuyến sử dụng giọng điệu trào phúng, vừa chế giễu, vừa phê phán những kẻ mang danh tiến sĩ nhưng vô dụng với đất nước và vừa là lời tự trào chua chát của chính tác giả.
    Câu 4
    “Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,
    Cũng gọi ông nghè có kém ai.”
    • BPTT:
    + Điệp từ: cũng.
    -> Hiệu quả của biện pháp tu từ trên là: dùng để nhấn mạnh chỉ cần cờ, biển, cân đai thì dễ dàng được gọi bằng ông nghè. Đồng thời cũng thể hiện sự châm biếm, chế giễu; những ông nghè giấy kia cũng giống như những tên ngoài cái mang danh tiến sĩ nhưng lại không làm gì được cho đất nước chỉ là một lũ tham ô, nịnh bợ.
    Câu 5
    “Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?
    Cái giá khoa danh ấy mới hời.”
    Hai câu thơ trên giúp chúng ta thấy được chức quan, tiến sĩ thời bấy giờ đã không còn giữ vẹn nguyên như lúc ban đầu. Cái danh hiệu tiến sĩ ấy chẳng biết từ khi nào lại được đem ra cân đong đo đêm qua các từ “sao mà nhẹ”, “ấy mới hời”. Không phải là thực tài, thực danh nên mới nhẹ, nên mới hời, mà là nhẹ vì đồng tiền đã chiếm lĩnh toàn bộ. Những trách nhiệm cao cả, khó khăn, sự trân quý, tự hào của danh hiệu tiến sĩ dường như chẳng còn nữa. Bởi chúng không còn được chinh phục bằng tài năng, cũng chẳng phải dựa vào đôi vần thơ hay mà là tiền bạc. Đó chắc hẳn là nỗi niềm xót xa cho xã hội hiện thực lúc bấy giờ sức mạnh của đồng tiền có thể chi phối tất cả mọi thứ, có tiền là có tất cả. Qua đó cũng thể hiện thái độ châm biếm, nỗi đau xót khôn cùng của nhà thơ bởi xã hội, đất nước từng được vinh danh bao nhiêu năm năm bỗng chốc bị tan vỡ.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới