Tiếng vọng rừng sâu Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Một ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh

Tiếng vọng rừng sâu
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Một ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: Tôi ghét người!. Từ khu rừng liền có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người!. Cậu hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng sâu lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: Bây giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người!. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: Tôi yêu người!. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con.
Câu 1
Dấu ngoặc kép trong câu: Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: Tôi ghét người! có công dụng gì?
A. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
B. Đánh dấu lời nói của nhân vật.
C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
D. Vừa đánh dấu lời dẫn trực tiếp vừa đánh dấu lời nói của nhân vật.
Câu 2
Phép tu từ điệp ngữ Tôi yêu người! trong đoạn: Bà nói: Bây giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người!. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: Tôi yêu người! có tác dụng gì?
A. Nhấn mạnh hành động của người con.
B. Người mẹ muốn con nghe lời dạy của mình.
C. Khuyên mọi người biết nói lời tốt đẹp, yêu thương nhau.
D. Thể hiện tình cảm của cậu bé đối với mọi người.

2 bình luận về “Tiếng vọng rừng sâu Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Một ngày nọ, giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh”

  1. Câu 1 : 
    – Dấu ngoặc kép trong câu: Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”! có công dụng gì?
    => Giải đáp :D. Vừa đánh dấu lời dẫn trực tiếp vừa đánh dấu lời nói của nhân vật. 
    => Câu nói “Tôi ghét người” là lời nói trực tiếp và đó là lời nói của nhân vật 
    Câu 2 : 
    – Phép tu từ điệp ngữ “Tôi yêu người!” trong đoạn: “Bà nói: Bây giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người!. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: Tôi yêu người!” có tác dụng : 
    => Giải đáp :C. Khuyên mọi người biết nói lời tốt đẹp, yêu thương nhau.
    => Câu nói điệp ngữ ấy nhằm muốn khuyên nhủ người con luôn cần nói điều tốt đẹp , bởi trong cuộc sống con người ta phải có tình yêu thương , là định luật tự nhiên của cuộc sống .

    Trả lời
  2. C1: D
    -> Đánh dấu lời dẫn trực tiếp, đồng thời vừa là lời nói của nhân vật
    C2:
    C
    -> Sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ, tác giả như muốn nhấn mạnh việc con người phải biết nói lời tốt đẹp, yêu thương nhau, vì như thế là một bài học vô cùng quý giá. Tôi yêu người được lặp lại hai lần như muốn nói lên thông điệp rằng mọi người hãy luôn nói lời tốt đẹp và yêu thương nhau

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới