cho mik xin bài văn tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện cùng người lính trg bài đồng chi của tác giả Chính Hữu đc ko ạ

cho mik xin bài văn tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện cùng người lính trg bài đồng chi của tác giả Chính Hữu đc ko ạ

1 bình luận về “cho mik xin bài văn tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện cùng người lính trg bài đồng chi của tác giả Chính Hữu đc ko ạ”

  1. Ai cũng từng có những kỉ niệm đẹp, có thể là buồn hay vui nhưng đa số là điều đó được xảy ra ở hiện thực. Còn với tôi, nó lại xuất hiện một cách bất ngờ và biến mất một cách đột nhiên vì nó chỉ là một giấc mơ!
    Sau khi học xong “Bài thơ tiểu đội xe không kính” tôi thấy nó rất hay và lãng mạn nên lúc về nhà tôi đã lật lại đọc để hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm. Tôi cứ đọc đi, đọc lại từng dòng chữ mỗi lúc mờ dần, di chuyển qua lại rồi biến mất. Đột nhiên, khi tỉnh dậy tôi thấy mình đang ở trong một khu rừng. Phía xa có chuyến xe chạy lại còn có tiếng bom, đạn “đùng, đùng”. Tôi cảm thấy rất sợ hãi, tìm mọi cách để tìm lối ra và rất may là sau khoảng mười phút tôi đã tìm thấy con đường thoát khỏi nơi ấy. Dùng hàng cây che mất tầm nhìn nhưng với khoảng cách đó, cộng thêm việc luồn lách qua khe hở tôi thấy một, hai, ba,….chiếc xe nối đuôi nhau thành hàng dài. Đó là chiếc xe cuối cùng, tôi bất ngờ kêu lên:
    – Chú ơi, cháu đây này!
    Chú lính ấy ngó qua nhìn tôi, rồi bỗng dừng xe lại bước đến gần chỗ tôi.
    – Cháu nhỏ, sao cháu lạc vào đây được vậy? Chú vừa chống tay ngay hai chân vừa nói với giọng ngọt ngào.
    – Dạ, cháu cũng chẳng biết nữa ạ! Tôi trả lời.
    – Thôi, lên xe chú chở về doanh trại cho an toàn.
    – Dạ, vâng ạ. Tôi mừng rỡ khi được đi đến nơi quân ta đóng quân.
    Khi lên xe tôi chào các chú chiến sĩ rồi ngồi nhốn nháo, nghịch ngợm, ngó ra bên ngoài qua chiếc cửa sổ, bỗng một chú chiến sĩ la tôi:
    – Này cháu, cháu đừng làm như vậy! Địch nó thấy nó bắn cho thi nguy.
    Tôi sợ hãi ngốc đầu vào, vội xin lỗi các chú:
    – Dạ cho cháu xin lỗi, cháu không cố ý.
    Với tính tò mò, tôi ngó nhìn xung quanh rồi hỏi một cách ngốc nghếch:
    – Chú ơi, sao xe lại khoonh có kính vậy ạ?
    Chú không trả lời vì chăm chú và việc lái xe qua những con đường ngoằn ngoèo. Bỗng có một chú ngồi kế bên sợ tôi buồn liền trả lời:
    – Không phải xe vì xe không có kính đâu cháu mà vì “bơm giật, bơm rung kính vỡ đi rồi.”
    – Dạ thì ra là vậy! Cháu hiểu rồi ạ.
    Trong đầu tôi lúc này cứ chứa đầy những suy nghĩ, may lắm mình mới được gặp cái chú nên phải hỏi cho nhiều mới được nhưng nhiều quá chẳng biết bắt đầu từ đâu. Cứ mãi lo chìm đắm trong những suy nghĩ như người mất hồn tôi không để ý lời các chú gọi:
    – Này cháu ơi, tới nơi rồi.
    Tôi bước xuống nhìn thấy ôi sao người các chú lại dính đầy bụi thế này, xe không có kính gió thổi vào lạnh chết người tôi thắc mắc hỏi:
    – Các chú không thấy lạnh ạ? Trên đường về đây cháu thấy đường đầy bụi nhưng các chú vẫn vượt qua. Thật đúng là những người chiến sĩ mạnh mẽ, dũng cảm.
    – Không phải vậy đâu cháu à! Các chú sống thế quen rồi, dù cho có lạnh hay bụi vào mắt đi nữa chỉ cần nghĩ đến miền Nam phía trước, động lực ấy đã giúp các chú vượt qua. Thôi, có thắc mắc gì, cháu tham quan quanh doanh trại rồi tiện thể hỏi luôn nhé! Chú cười tươi, gương mặt đầy rạng rỡ nói với tôi.
    Khi trò chuyện xong, tôi đi dạo quanh đây. Ôi, xung quanh tôi là những túp lều nhưng rất ít chỉ độ dài ba cái. Tôi lấy can đảm tiến vào bên trong thì chỉ thấy những vật dụng như quần áo cũ đã chấp vá vài chỗ. Tôi thực sự muốn hiểu biết thêm về cuộc sống hằng ngày của các chú như thế nào và thật may tôi đến đây vừa đúng lúc các chú ăn cơm. Nhìn vào nó tôi liền nghĩ, sao các chú lại có thể đủ chất dinh dưỡng mà chiến đấu cho được. Thực đơn chỉ với một ít cơm, vài ba cọng rau và hình như chẳng lấy đến miếng thịt nào. Tôi nghĩ đến đây là lòng quặn đau, rưng rưng nước mắt, cổ tôi có gì đó nghẹn lại. Một ít lâu tôi mới kìm nén cảm xúc lại, nuốt một cái gì đó vướng ở cổ, tôi cất tiếng:
    – Cháu thấy thương các chú quá, những người chiến sĩ Việt Nam anh hùng. Tôi lấp vấp tại chỗ.
    – Chú ơi, chú có thể kể chuyện cho cháu nghe được không ạ?
    Chú đồng ý kể cho tôi nghe nhiều lắm, những câu chuyện về cuộc sống, những cuộc chiến đấu trên chiến trường, tôi thích lắm, ngồi chăm chú nghe từng câu, từng chữ.
    – Cháu biết không, các chú hàng ngày vận chuyển xuống súng đạn, lương thực, thuốc men. Nếu không may bị bọn thực dân Mỹ bắt, các chú sẵn sàng đánh trả, còn thua thì tự sát, chứ nhất quyết không cho bọn chúng viết bất cứ thông tin mật gì.
    – Cháu thấy nghề này thật gian khổ. Tôi nói.
    – Cái nghề nào mà chẳng gian nan, khổ cực hả cháu. Chẳng qua, mình có đủ cái đam mê, niềm tin, chiến thắng hay không mới là quan trọng. Ý chí sẽ giúp cháu vượt qua. Và cũng qua những cuộc chiến đấu như thế này bọn chú học được nhiều điều lắm và tinh thần đoàn kết của các đồng chí cũng cao hơn.
    Lúc này, chú vừa đi, vừa chỉ tôi cái hầm “bí mật”. Khi xuống đó, tối mới biết được thì ra quân đội ta sống và chiến đấu ở dưới này. Còn trên kia chỉ là vật ngụy trang thôi. Bỗng tôi thấy có cái gì đó nhìn kì kì tôi hỏi:
    – Chú ơi, cái kia là gì vậy ạ?
    – À, đó là bếp Hoàng Cầm đó cháu. Kiểu bếp dã chiến của bộ đội ta đặt dưới lòng đất, khi đun khói tản rã để địch không phát hiện được. Bếp này mang tên người sáng tạo ra nó trong thời kì kháng chiến chống Pháp: anh hùng nuôi quân Hoàng Cầm. 
    Nghe tới đây, tôi thấy mình đã học được rất nhiều điều và còn hiểu thêm về cuộc sống của các chú bộ đội. Đang định cảm ơn các chú thì bỗng tôi bị giật mình vì tiếng mẹ gọi “con ơi, dậy ăn cơm tối.” Tôi vừa hoảng hồn tỉnh dậy, vẫn còn đang trong trạng thái mê ngủ. Đến khi tỉnh táo hơn tôi mới biết, đó thật ra chỉ là một giấc mơ. Nhưng giấc mơ đó thật đẹp, lại còn cho tôi biết bao điều thú vị.
    Qua đó, tôi cũng rút ra được rất nhiều bài học cho bản thân về lòng quả cảm, dám hi sinh để bảo vệ lợi ích của mọi người. Tôi cũng quyết tâm sẽ dũng cảm đối mặt với mọi khó khăn, thử thách, sẽ không vì điều gì mà lùi bước.
    Bây giờ thì tôi mới biết tại sao cả “tiểu đội xe không kính” lại có thể vượt qua những thứ được gọi là “tử thần” mà họ vẫn ung dung buồng lái ta ngồi nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Tôi cảm thấy một niềm tin cháy bỏng trong tôi. Tôi muốn sau này mình sẽ trở thành người như các chú-những người Việt Nam đáng tự hào.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới