Phân tích chi tiết bài thơ “Trong lòng mẹ hát” của Trương Nam Phương. Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Đưa

Phân tích chi tiết bài thơ “Trong lòng mẹ hát” của Trương Nam Phương.
Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao.
 
Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng, dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
Con gà cục tác lá chanh.
 
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
 
Mẹ ơi, trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh 
Lớn rồi con sẽ bay xa.
 
           (Trong lời mẹ hát- Trương Nam Hương)
(Lm ơn giúp vs mn, đang cần gấp lắm;-;)

2 bình luận về “Phân tích chi tiết bài thơ “Trong lòng mẹ hát” của Trương Nam Phương. Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Đưa”

  1. Tình mẫu tử là tình cảm cao quý và thiêng liêng nhất, tình cảm đó đã trở thành cảm hứng dạt dào trong sáng tác thơ ca, nghệ thuật. Hòa chung nguồn mạch đó, nhà thơ Trương Nam Hương đã viết lên thi phẩm “Trong lòng mẹ hát”. Ông là một trong những nhà thơ tài hoa của nền văn học Việt Nam. Nhưng vần thơ tha thiết tràn đầy tình cảm nồng thắm của ông dành cho người mẹ của mình trong bài thơ đã khiến người đọc không khỏi xúc động. 
    Mở đầu bài thơ đã đầy ắp những hình ảnh về mẹ, về quê hương và tuổi thơ. Như nhà thơ từng tâm sự: Tôi nhớ về mẹ, về quê hương, về những miền đất, về những năm tháng gian khổ nghèo khó, đã cưu mang nuôi dưỡng mình. Đẹp, buồn và trong trẻo biết bao… Lời ru của mẹ gợi nhắc bao kỉ niệm thân thương, với những cảnh vật mộc mạc, giản dị mà chan chứa nghĩa tình: dòng sông, nhịp võng, cánh cò, dải đồng, hoa mướp, con gà.
    Tuổi thơ chở đầy cổ tích
    Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
    Đưa con đi cùng đất nước
    Chòng chành nhịp võng ca dao.  
    Con gặp trong lời mẹ hát
    Cánh cò trắng, dải đồng xanh
    Con yêu màu vàng hoa mướp
    Con gà cục tác lá chanh.”
    Rồi nhà thơ nhớ về hình dáng mẹ. Hình ảnh mái tóc mẹ bạc trắng vì thời gian làm cho ta xúc động đến nôn nao. Ý đối lập trong hai câu thơ “Lưng mẹ cứ còng dần xuống /Cho con ngày một thêm cao” như muốn bộc lộ suy nghĩ về đức hy sinh cao cả, từ đó thể hiện tình yêu và lòng biết ơn của tác giả đối với mẹ.
    Mẹ đem đến cho con cả “cuộc đời” trong lời ru tiếng hát, mẹ chắp cho con “đôi cánh” để lớn lên con sẽ bay xa. Những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về người mẹ thật đẹp đẽ biết bao. Tiếng hát của mẹ đối với con, nhờ tiếng hát của mẹ mà con hiểu cuộc đời, đặc biệt là thấu hiểu được bao nỗi vất vả, nhọc nhằn và tình yêu thương mà mẹ dành cho con.
    Thời gian chạy qua tóc mẹ
    Một màu trắng đến nôn nao
    Lưng mẹ cứ còng dần xuống
    Cho con ngày một thêm cao.  
    Mẹ ơi, trong lời mẹ hát
    Có cả cuộc đời hiện ra
    Lời ru chắp con đôi cánh 
    Lớn rồi con sẽ bay xa.”
    Chính lời ru của mẹ đã chắp cho con đôi cánh, đã cho con ước mơ, hy vọng, niềm tin, động lực để con bay cao bay xa. Mẹ chính là cuộc sống của con.

    Trả lời
  2. Tác giả nói tuổi thơ chở đầy cổ tích là những câu chuyện có phép màu kì lạ mà chỉ những đứa trẻ khi còn thơ ấu. Ở đây tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, có tác dụng khiến ta có cảm tưởng như tuổi thơ là một con thuyền hay một chiếc bè chứa những câu chuyện cổ tích lúc nhỏ. Dòng sông lời mẹ ở đây là biện pháp tu từ ẩn dụ, chỉ lời ru của người mẹ. Chòng chành là nhịp võng ca dao là một hành động đưa võng của người mẹ để ru con ngủ, sử dụng nghệ thuật đảo ngữ đưa từ láy chòng chành lên để thể hiện sự bình yên, hạnh phúc của đứa con khi được mẹ đưa võng. Con gặp trong lời mẹ hát sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ, từ “gặp” ở đây là tưởng tượng ra, tưởng như đã gặp những cảnh vật trong lời ru. Bài thơ đã sử dụng những hình ảnh dòng sông, cánh cò trắng, dải đồng xanh, con gà là những thứ trong tự nhiên để người đọc cảm nhận được vẻ đẹp muôn màu mà đứa con tưởng tượng và nghe thấy được trong lời hát ru của mẹ. Thời gian chạy qua tóc mẹ có sử dụng biện pháp tu từ nhận hóa, vì thời gian không thể nào chạy. Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa ở đây là khiến chúng ta có cảm tưởng như thời gian là một con người biết chạy nhảy, nơi nó chạy qua là một màu trắng đọng lại trên tóc mẹ. Lưng mẹ cứ còng dần xuống/Cho con ngày một thêm cao sử dụng nghệ thuật tương phản, lưng mẹ còng dần còn con thì cao lên. Nét nghệ thuật ở đây rất độc đáo, khiến người đọc cảm nhận được sự già yếu và phát triển qua từng ngày một của cả người mẹ lẫn người con. Lời ru chắp con đôi cánh là biện pháp tu từ nhận hóa, ở đây tác giả muốn nói những điều mẹ muốn nhắn nhủ, nhắc nhở với con đều ở trong lời ru, để khi con lớn rồi những lời dặn ấy vẫn còn sót lại để người con thực hiện giấc mơ tươi đẹp của mình. Trương Nam Phương có sử dụng những nghệ thuật, biện pháp tu từ khéo léo, uyển chuyển, khiến người đọc cũng có cảm tưởng mình giống như đứa con, thấy được những sự tươi đẹp trong lời ru của mẹ và cả những nỗi buồn khổ, thương yêu, tự hào của người mẹ dành cho đứa con.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới