lập dàn ý cho đề bài: Phân tích sức gợi tả của hình ảnh trong đoạn thơ sau:

lập dàn ý cho đề bài: Phân tích sức gợi tả của hình ảnh trong đoạn thơ sau: “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;

Đây mùa thu tới – mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng.

Hơn một loài hoa đã rụng cành

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;

Những luồng run rẩy rung rinh lá…

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”. (Trích “Đây mùa thu tới” – Xuân Diệu)

1 bình luận về “lập dàn ý cho đề bài: Phân tích sức gợi tả của hình ảnh trong đoạn thơ sau:”

  1. I- ĐẶT VẤN ĐỀ
    – Với nửa thế kỉ lao động sáng tạo bền bỉ, Xuân Diệu đã để lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ khoảng 40 tập bao gồm thơ, truyện ngắn, bút kí, nghiên cứu phê bình văn học và bản dịch thơ nước ngoài. Ở lĩnh vực nào ông cũng có được những thành tựu đáng kể. Tuy vậy, thơ vẫn là bộ phận sáng tác có giá trị nhất của ông đối với lịch sử phát triển của văn học dân tộc,
    – Thơ thơ là tập thơ đầu tay và cũng là tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng, đồng thời cũng là đỉnh cao của phong trào Thơ mới ở giai đoạn phát triển rực rỡ (1936 – 1940). Bằng tác phẩm này, Xuân Diệu đã mang đến cho thơ ca đương thời một tiếng nói thật táo bạo, mới mẻ, ông được coi là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh).
    II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    1. Ấn tượng chung về bài thơ và đôi điều gợi mở
    a) Linh hồn chung của bài thơ Đây mùa thu tới là chất trẻ trung tươi mới trong con mắt “xanh non” khi nhìn thiên nhiên, là vẻ đẹp giàu sức sống của tuổi trẻ và tình yêu ẩn hiện trong cảnh vật là cái cảm giác cô đơn của cái “tôi” cá nhân biểu hiện niềm khát khao giao cảm với đời” (Nguyễn Đăng Mạnh).
    b) Mùa xuân vốn là một thi đề quen thuộc trong thơ ca truyền thống. Trước Xuân Diệu, ở đề tài này đã có những đỉnh cao thật khó vượt qua, với những tên tuổi lừng lẫy như Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến… Và ngay cùng thời với Xuân Diệu, trong làng Thơ mới đã có bài Tiếng thu nổi tiếng của Lưu Trọng Lư.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới