Ước vọng được hòa nhập và cống hiến của nhà thơ Thanh Hải Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”

Ước vọng được hòa nhập và cống hiến của nhà thơ Thanh Hải
Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”

2 bình luận về “Ước vọng được hòa nhập và cống hiến của nhà thơ Thanh Hải Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ””

  1. Mùa xuân đã trở thành đề tài phổ biến trong thơ ca Việt Nam từ bao đời nay. Mùa xuân không chỉ hội tụ vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước mà còn hội tụ những tâm tình của con người. Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là một trong những bài thơ như vậy. Thanh Hải viết bài thơ này không bao lâu trước khi ông mất . Đó là niềm yêu mến quê hương, đất nước thiết tha và nguyện ước làm một “mùa xuân nho nhỏ” dâng cho đời của tác giả. Đứng trước cảnh mừa xuân ông ước :
    Ta làm con chim hót
    Ta làm một cành hoa
    Ta nhập vào hoà ca
    Một nốt trầm xao xuyến”.
    Ước nguyện thật tha thiết nhưng cũng thật khiêm tốn. Một cá thể nhỏ bé mong muốn được hóaf nhập, góp sức mình dệt nên tương lai của đất nước. Nhà thơ muốn hoá thân thành con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm mang lại niềm vui cho cuộc đời. Tất cả những hình ảnh ấy thật đáng yêu và đáng trân trọng. Bởi chất chứa vẻ đẹp cương quyết nhưng dịu dàng.
    Với Thanh Hải, hoá thân là để hiến dâng, để phục vụ cho mục đích cao cả:
    “Một mùa xuân nho nhỏ
    Lặng lẽ dâng cho đời
    Dù là tuổi hai mươi
    Dù là khi tóc bạc”.
    Đến đây mùa xuân được đẩy lên thành đỉnh cao, thành mùa xuân của lí tưởng, của tiếng lòng cao cả. Lời thơ tâm tình, tha thiết biểu hiện lẽ sống cao đẹp. Mỗi con người hãy làm “một mùa xuân nho nhỏ” để làm nên mùa xuân bất diệt của đất nước. “Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo khắc sâu ý tưởng “mỗi cuộc đời đã hoá núi sông ta” . Sống trong hoàn cảnh đất nước có xâm lăng, mỗi người đều có khát vọng được cống hiến, được làm một người có ích. Bởi lẽ “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Nhà thơ đã nói hộ những tâm tình của bao người trong thời đại muốn sống hết mình thuỷ chung cùng đất nước, đem cả cuộc đời phục vụ đất nước “dù là tuổi hai mươi, dù là khi tóc bạc”. Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” ở cuối bài thơ như ánh lên, toả sức xuân tâm hồn trong toàn bài thơ. Đó là tâm hồn của một con người muốn sống một cuộc đời đẹp như mùa xuân, muốn giữ tâm hồn căng tràn nhựa sống như mùa xuân nhưng nhà thơ cũng luôn tự ý thức mình chỉ là “mùa xuân nho nhỏ”, “lặng lẽ dâng cho đời”, chỉ là một “nốt trầm” góp vào bản hoà ca chung. Có thể xem khổ thơ này là lời trăng trối của nhà thơ trước khi về bên kia thế giới. Người đọc ngậm ngùi, xúc động trước một tâm hồn đẹp mãi toả dạng ước mơ và tình yêu cuộc sống. Khổ thơ cuối cùng là tiếng hát yêu thương:
    Mùa xuân – ta xin hát
    Câu Nam ai, Nam bình
    Nước non ngàn dặm mình
    Nước non ngàn dặm tình
    Nhịp phách tiền đất Huế.
    “Nam ai” và “Nam bình” là hai điệu dân ca nổi tiếng của xứ Huế, phách tiền là nhạc cụ dân tộc để điểm nhịp cho lời ca, tiếng đàn. Câu thơ “Mùa xuân ta xin hát” diễn tả niềm khao khát bồi hồi của nhà thơ đối với quê hương yêu dấu buổi xuân về. Quê hương đất nước trải dài ngàn dặm, chứa chan tình yêu thương. Mỗi cung đàn như đang réo rắt hồn quê hương, đất nước, trong đó có cả tiếng lòng của chính nhà thơ – người con xứ Huế. Thanh Hải đã cất lên những câu hát tâm tình, tự hào, yêu thương dâng tặng cuộc đời, dâng tặng đất nước. Đất nước đã trải qua bốn nghìn năm “vất vả và gian lao”, đất nước như một vì sao chỉ biết hướng về phía trước. Khi mùa xuân đến giữa hương sắc và âm thanh đất trời, lòng người cũng “xôn xao”, cả dân tộc bừng bừng khí thế, một sức xuân dào dạt, hối hả. Mùa xuân mang đến cho con người một sức sống mới, một nhiệt tình cách mạng mới, hăng hái, khẩn trương. Những khát vọng của nhà thơ đã trỗi dậy mãnh liệt hơn bao giờ hết. Cuộc đời vật chất ngắn ngủi của riêng ông không cho phép nhà thơ thực hiện ước mơ của mình nhưng cả khi không còn nữa thì ông đã là một “mùa xuân nho nhỏ” khiêm tốn và lặng lẽ dâng cho cuộc đời.
    Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ khép lại và nhà thơ Thanh Hải cũng đã ra đi ở tuổi 50 nhưng âm vang tiếng thơ, tiếng lòng của người con xứ Huế vẫn ngân lên da diết trong chúng ta. Mỗi người hãy giống như Thanh Hải hoá thân thành một “mùa xuân nho nhỏ” để làm nên mùa xuân trường tồn của đất nước.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới