Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ trong các câu sau: ” Những ngôi sao thức ngoài kia

Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ trong các câu sau:
” Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
( Mẹ- TRẦN QUỐC MINH)
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở Ngoài Biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
( Ca Dao)

2 bình luận về “Chỉ ra và phân tích các biện pháp tu từ trong các câu sau: ” Những ngôi sao thức ngoài kia”

  1. Đoạn 1
    Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh ở câu “Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” và ” Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”
    Từ so sánh là ” chẳng bằng”
    Tác dụng: Tác giả ca ngợi hình ảnh mẹ với niềm yêu thương vô bờ bến sẽ che chở cho con suốt cuộc đời. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng đối với mẹ. Làm cho câu thơ thêm gợi hình, gợi cảm, thêm sinh động,hấp dẫn
    Đoạn 2
    Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ so sánh ở câu “Công cha như núi ngất trời/ Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”
    Từ so sánh là “như”
    Tác dụng: Tác giả so sánh công lao của cha mẹ to lớn như núi, như biển; cho thấy tình yêu thương bao la của tác giả với đấng sinh thành. Hơn nữa, tác giả còn nhắn nhủ “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi” đưa ta bài học phải biết ơn tình yêu thương, công lao của cha mẹ với mình

    Trả lời
  2. 1. Biện pháp tu từ trong câu sau : biện pháp so sánh
    – Câu đó là : Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
     -> Tác dụng của biện pháp tu từ : So sánh công lao của người mẹ với ngọn gió đã ru con ngủ, ngọn gió đã mang đến sự mát mẻ, yên bình, dễ chịu trong tâm hồn của người con thì mẹ cũng như ngọn gió, đã đưa con vào giấc ngủ bằng lời ru của mẹ. Qua đó ca ngợi sự hy sinh lớn lao của mẹ để dành những điều tốt nhất cho con
    2. Biện pháp tu từ trong câu sau : biện pháp so sánh
    – Câu đó là : Công cha như núi ngất trời và  Nghĩa mẹ như nước ở Ngoài Biển Đông
    -> Tác dụng của biện pháp tu từ : So sánh và ca ngợi công lao nuôi dưỡng, sinh thành con của bố mẹ. Nhằm đưa ra điều nhắc nhở cho chúng ta biết công lao, sự hy sinh của bố mẹ rất lớn, lớn hơn cả biển trời, hơn núi cao mênh mông, bố mẹ đã sinh ta ra, nuôi nấng ta thành người, hy sinh tất cả chỉ để con của mình lớn khôn và trở thành người thành đạt, mong ước của bố mẹ chỉ vậy thôi

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới