Sau đây là ba lượt lời của nhân vật chị Dậu nói với nhân vật cai lệ trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố: + Lượt lời thứ

Sau đây là ba lượt lời của nhân vật chị Dậu nói với nhân vật cai lệ trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố:
+ Lượt lời thứ nhất: – Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!.
+ Lượt lời thứ hai: – Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!.
+ Lượt lời thứ ba: Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!.
Từ ba lượt lời trên, em hãy cho biết:
a) Từ ngữ xưng hô đã làm cho vai xã hội của các nhân vật thay đổi như thế nào?
b) Sự tuân thủ và không tuân thủ phương châm lịch sự của người nói được thể hiện ra sao?
c) Ý nghĩa của sự thay đổi từ ngữ xưng hô của nhân vật?

1 bình luận về “Sau đây là ba lượt lời của nhân vật chị Dậu nói với nhân vật cai lệ trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố: + Lượt lời thứ”

  1. a, Từ ngữ xưng hô đã làm cho vai xã hội của các nhân vật thay đổi như sau:
    – Lượt lời 1: “cháu” – “ông” $\rightarrow$ chị Dậu vai dưới, cai lệ vai trên.
    – Lượt lời 2: “tôi” – “ông” $\rightarrow$ vai vế ngang bằng (chị Dậu ngang vai với cai lệ).
    – Lượt lời 3: “bà” – “mày” $\rightarrow$ chị Dậu vai trên, cai lệ vai dưới.
    b, Sự tuân thủ và không tuân thủ phương châm lịch sự của người nói được thể hiện như sau:
    – Lượt lời 1: Xưng hô “cháu” – “ông” và lời nói mang tính khẩn thiết, van xin phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, thân phận của chị $\rightarrow$ chị Dậu đã tuân thủ phương châm lịch sự.
    – Lượt lời 2 và 3: Xưng hô “tôi” – “ông”; “bà” – “mày” và lời nói mang tính đe dọa, thách thức không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, thân phận của chị $\rightarrow$ chị Dậu đã không tuân thủ phương châm lịch sự.
    c, Ý nghĩa của sự thay đổi từ ngữ xưng hô của nhân vật:
    – Thể hiện sự thay đổi về thái độ của nhân vật.
    – Bộc lộ phản ứng quyết liệt của nhân vật. 
    $\longrightarrow$ Góp phần khắc họa diễn biến tâm trạng và tính cách của nhân vật.
    Bạn tham khảo! 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới