ý nghĩa của câu nói “phải chăng lắng nghe là thấu hiểu”
ý nghĩa của câu nói “phải chăng lắng nghe là thấu hiểu”
2 bình luận về “ý nghĩa của câu nói “phải chăng lắng nghe là thấu hiểu””
Ý nghĩa:
– Lắng nghe là quá trình chủ động, tập trung tiếp nhận những âm thanh, vang dội từ bên ngoài lẫn nội tâm của người khác.
– Thấu hiểu là nhận thức và khả năng hiểu biết một cách sâu sắc về một người nào đó. Đồng thời, đồng cảm và liên kết với họ để đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của người đó.
” Phải chăng lắng nghe là thấu hiểu”:
+ Lắng nghe là thể hiện mong muốn được giúp đỡ, cưa mang người khác khi họ đang trong hoàn cảnh khó khăn.
+ Song lắng nghe không phải chỉ nghe một cách thụ động, hời hợt mà nó phải xuất phát từ sự chân thành, tôn trọng,…
=> Việc lắng nghe, thương cảm cho họ thể hiện sự quan tâm, đồng cảm, muốn sẻ chia và thấu hiểu những tâm tư, tình cảnh của họ, giúp cho người đó cảm thấy nhẹ nhàng, giải tỏa căng thẳng, buồn bực, muộn phiền trong lòng.
Lắng nghe khi giao tiếp thể hiện thái độ tôn trọng mình và tôn trọng người, gây được thiện cảm với mọi người. Doanh nhân, chính khách… biết lắng nghe sẽ tiến xa hơn trong sự nghiệp.
+ Khi khiêm tốn lắng nghe, ta sẽ học hỏi được nhiều ở mọi người. Còn khi lắng nghe chính bản thân mình thì đó là cách để hoàn thiện nhân cách.
+ Mở lòng để lắng nghe âm thanh cuộc sống, ta sẽ tự làm giàu cảm xúc, thành người tốt hơn.
2 bình luận về “ý nghĩa của câu nói “phải chăng lắng nghe là thấu hiểu””