Chỉ và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ chong 2 câu thơ sau . Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng

Chỉ và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ chong 2 câu thơ sau .
Từng giọt long lanh rơi.
Tôi đưa tay tôi hứng

2 bình luận về “Chỉ và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ chong 2 câu thơ sau . Từng giọt long lanh rơi. Tôi đưa tay tôi hứng”

  1. 1. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thị giác sang xúc giác được thể hiện rất rõ qua hình ảnh thơ “từng giọt long lanh rơi” và động từ “hứng”.
    Tác dụng: Biến âm thanh của tiếng chim vốn chỉ có thể nghe thấy thành cái có thể nhìn thấy, thậm chí còn có thể tiếp xúc được qua động từ “hứng”. Cho thấy nhà thơ Thanh Hải như muốn thu cả mùa xuân vào lòng mình, đồng thời thể hiện được cảm xúc say sưa ngây ngất trước cảnh đất trời vào xuân của tác giả.
    2. Điệp từ “tôi” (kết hợp với động từ “hứng”).
    Tác dụng: Cho thấy Thanh Hải như đang khát khao ôm lấy nguồn sống vào mình.
    Bạn tham khảo! 

    Trả lời
  2. – Biện pháp tu từ: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (tôi đưa tay tôi hứng từng giọt long lanh rơi)
    => Tác dụng: ”Giọt long lanh” là giọt mưa xuân còn đọng trên cành lá trong ánh sáng mặt trời mùa xuân. Tác giả đã đưa tay ”hứng” lấy ”giọt long lanh” ấy, qua đó đã vẽ lên một bức tranh mùa xuân thiên nhiên. Ngoài ra còn thể hiện sự say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên
    @LP

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới