Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay . . .

Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
. . . . .
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi !
Quê hương nếu ai không nhớ !
Sẽ không lớn nổi thành người
1) Giải nghĩa từ “Quê hương”, tìm 1 thành ngữ chỉ quê hương
2) Chỉ rõ so sánh trong khổ 1 và nêu tác dụng so sánh
3) Chép lại và phân tích cụm động từ trong khổ thơ 2
4) Đoạn thơ muốn nhắn nhủ con người điều gì?
5) Từ đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận của em về quê hương

2 bình luận về “Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay . . .”

  1. Kham khảo thôi nhé
    1, Nội dung của đoạn thơ là bày tỏ những tình cảm yêu thương của tác giả đối với quê hương, đối với những điều thân thuộc gắn liền với quê hương
    Tình cảm của nhà thơ Đỗ Trung Quân được thể hiện trong đoạn thơ chính là tình cảm sâu nặng của một người con dành cho quê hương của mình. Đó là tình cảm trân trọng, nâng niu từng thứ liên quan đến quê hương mình và sẽ mãi khắc ghi những thứ đó trong tim dù có đi đâu về đ
    Phương thức biểu đạt: biểu c
    Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đoạn là biện pháp tu từ so sánh “Quê hương là chùm khế ngọt”, “Quê hương là đường đi học”; “Quê hương là con diều biếc”; “Quê hương là con đò nhỏ”; “Quê hương là cầu tre nhỏ”, “Quê hương là đêm trăng tỏ”, “Quê hương là bàn tay mẹ
    Tác dụng của biện pháp so sánh này là giúp cho hình ảnh quê hương hiện lên với tất cả những gì thân thuộc và thân thương nhất đối với tác giả. Những hình ảnh này gợi ra tình cảm của tác giả đối với quê hương bình dị và thân thương của mình, nơi gắn liền với những tháng ngày thơ ấu của chính tác gi
    Em vẫn luôn tự hào về quê hương, đất nước mình. Thật vậy, là một người Việt Nam, em thấy thật yêu quý và luôn muốn trân trọng tất cả những thứ gì thuộc về đất nước và con người VN. Đầu tiên, em thấy yêu gia đình, yêu quê hương, yêu đất nước, yêu tất cả những thứ thuộc về đất nước mình. Nhờ có gia đình, quê hương và đất nước, em được lớn lên và phát triển, hưởng thụ trong một cuộc sống hòa bình, ấm no và yên vui. Thứ hai, em luôn cảm thấy biết ơn cha mẹ, thầy cô, hay từ những thế hệ cha anh đi trước chẳng tiếc máu xương cho đến lực lượng bảo vệ an ninh, bình yên, hạnh phúc của nhân dân trong thời đại ngày nay. Thứ ba, em luôn thấy thật tự hào về những giá trị hồn cốt của dân tộc. Đất nước dù cho nhỏ bé nhưng giàu văn hóa, lịch sử, giàu tình thương giữa những người dân trong cộng đồng. Nhờ có khối đại đoàn kết đó, tinh thần VN mãi mãi được bền vững và phát huy theo tháng ngày. Từ đây, em cũng ý thức được trách nhiệm của mình dành cho quê hương, đất nước. Em phải cố gắng học tập thật tốt để mang đất nước sánh vai cùng các bạn bè trong khu vực và trên thế giới trong thời kỳ hội nhập và phát triển như hiện na
    5, Chủ đề: tình yêu dành cho quê hươn
    Viết về quê hương, tác giả đã lựa chọn những hình ảnh như: chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, con đò nhỏ, cầu tre nhỏ, đêm trăng tỏ, bàn tay m
    Đây đều là những hình ảnh thân thuộc và thân thương nhất đối với tác giả. Những hình ảnh này gợi ra tình cảm của tác giả đối với quê hương bình dị và thân thương của mình, nơi gắn liền với những tháng ngày thơ ấu, mang đậm hương vị quê hương của chính tác gi
    Biện pháp lặp từ “quê hương” được sử dụng ở khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài th
    Tác dụng: nhấn mạnh tình cảm của tác giả dành cho quê hương của mình, đồng thời gợi ra những suy nghĩ sâu sắc trong lòng bạn đọc về quê hươn
    Quan điểm về quê hương này hoàn toàn khác với quan niệm về quê hương của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Vì với Đỗ Trung Quân, quê hương với ông đó chính là những thứ bình dị, thân thương nhất mà mình từng được trải qua, đó là nơi sinh ra lớn lên và nuôi dưỡng ông trưởng thành cũng như bồi đắp những kỷ niệm thật đẹp trong tâm trí nhà thơ về hương vị của quê hươn
    Em hoàn toàn đồng ý với quan niệm của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Vì theo em, quê hương không chỉ có vai trò về mặt vật chất mà còn có vai trò về mặt tâm hồn trong đời sống của mỗi người. Quê hương chính là nơi sinh ra và lớn lên của mỗi người. Đồng thời, quê hương chính là nơi nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người với biết bao kỷ niệm đẹp và hương vị ngọt ngào. 

    Trả lời
  2. 1) Giải nghĩa từ “Quê hương”, tìm 1 thành ngữ chỉ quê hương.
    + Từ “Quê hương” có nghĩa là nơi chúng ta được sinh ra và lớn lên ở nơi đó, gắn bó và chôn cất kỉ niệm bên gia đình tại nơi đó.
    + Tìm 1 thành ngữ chỉ quê hương: 
    – Uống nước nhớ nguồn (thành ngữ nhắc đến quê hương).
    2) Chỉ rõ so sánh trong khổ 1 và nêu tác dụng so sánh.
    + So sánh trong khổ thơ 1 là: 
    – Quê hương là chùm khế ngọt
    – Quê hương là đường đi học
    – Quê hương mỗi người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi 
    -> Từ so sánh: là
    + Tác dụng: nhấn mạnh ý nghĩa muốn nói đến, việc so sánh giúp tăng sự thú vị và mạch lạc. Hoàn chỉnh hơn về câu từ trong thơ.
    3) Chép lại và phân tích cụm động từ trong khổ thơ 2.
    + Cụm động từ: không lớn nổi thành người
    + Phân tích: 
    Thành phần phụ trước: không.
    Động từ: lớn.
    Thành phần phụ sau: nổi thành người.
    => Cụm động từ là cụm gồm động từ và thành phần phụ trước, sau của nó.
    4) Đoạn thơ muốn nhắn nhủ con người điều gì?
    Tình yêu với quê hương, sự biết ơn và ghi nhớ những ngày tháng ở bên quê hương chính là những nhắn nhủ mà bài thơ nói đến. Cái nơi thiêng liêng, sâu sắc với mỗi con người.
    5) Từ đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận của em về quê hương.
    “Quê hương” là nơi ai cũng có, ai cũng biết đến và phải luôn nhớ về. Người thân, bạn bè, thầy cô, mái trường và biết bao kỉ niệm ở nơi đó. Chắn chắn, không nới đâu đẹp và yên bình hơn quê nhà. Quê hương luôn trong con tim em, bao giờ em cũng hướng về quê hương. Chính sự yên bình, ấm áp mà quê hương cho em, làm em cảm thấy yêu quý quê hương mình hơn. Quê hương có lẽ là điểm tựa tinh thần cho em, và cả khi em đi đến bất cứ đâu.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới