Cho con gánh mẹ một lần, Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con. Cho con gánh mẹ đầu non, Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời… Ngày xưa

Cho con gánh mẹ một lần,
Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con.
Cho con gánh mẹ đầu non,
Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời…
Ngày xưa mẹ gánh à ơi!
Con xin gánh lại những lời mẹ ru.
Đường đời sương gió mịt mù,
Vì con hạnh phúc chẳng từ gian nan…
Để con gánh mẹ đừng can,
Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai?
Cho con gánh cả tháng dài,
Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay.
Cho con… gánh cả đôi vai,
Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy.
Mẹ già lá sắp xa cây
Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao?
Mẹ ơi sóng biển dạt dào,
Con sao gánh hết công lao một đời.
Bông hồng cài áo đúng nơi,
Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la.
Cho con gánh lại mẹ già,
Để sau người gánh chính là con con… Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo

2 bình luận về “Cho con gánh mẹ một lần, Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con. Cho con gánh mẹ đầu non, Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời… Ngày xưa”

  1. Giải đáp:
    Thông điệp:
    Muốn nhắn nhủ chúng ta rằng mẹ là người rất quan trọng trong cuộc đời chúng ta. Đó là người phụ nữ mà chúng ta gặp hoài không thấy chán. Người mà yêu thương ta hết mực, luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho ta. Tác giả viết bài này để nhắn nhủ chúng ta rằng hãy biết ơn những gì mẹ đã dành cho mình và hay yêu thương, đùm bọc cũng như làm mọi thứ cho mẹ vui. ( Và tôi là một học sinh và để tỏ lời biết ơn đến mẹ, tôi đã có gắng học tập và vâng lời mẹ, thầy cô để làm mẹ vui và hạnh phúc.)

    Trả lời
  2. $#Hnkn$
    Khổng Tử có câu “Hiếu thảo là nguồn gốc của đạo đức”, đó là câu nói mang đến những ý nghĩa vô cùng nhân văn về việc “học cách làm con”. “Hiếu thảo” là một trong những phẩm chất mà con dân ta ngàn đời nay luôn gìn giữ. Khi bản thân biết yêu thương, quan tâm đến những người thân trong gia đình; phụ giúp họ những việc vừa sức mình; cố gắng học tập thật chăm chỉ; luôn để bản thân không bao giờ mắc phải lỗi lầm, nếu có phải biết sửa đổi;…. là bạn đang góp phần làm nên “hiếu thảo” trong con người mình. Xã hội ngoài kia lúc nào cũng cần những cá nhân biết hiếu thảo, để họ có thể noi gương và học hỏi. Và đó cũng là những cá nhân rất có tiềm năng để sau này trở thành chủ nhân đất nước. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu về vai trò và sức ảnh hưởng của nó. Hiện nay, vẫn còn rất nhiều người xem trọng về vấn đề “hiếu thảo” với người nhà. Họ sẵn sàng xúc phạm đến lòng tự trọng; quên công dưỡng dục, sinh thành; đánh đạp họ tàn nhẫn;… Các cá nhân ấy không xứng làm “con”, cũng không xứng làm “người”. Qua những gì đã phân tích, ta nhìn nhận được sự lớn lao về sức ảnh hưởng của “hiếu thảo”. Vậy nên ai cũng có trách nhiệm phải tròn đạo hiểu của người con thật sự.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới