Cho biết nội dung nghệ thuật của bài bánh trôi nước, cảnh khuya,rằm tháng giêng

Cho biết nội dung nghệ thuật của bài bánh trôi nước, cảnh khuya,rằm tháng giêng

2 bình luận về “Cho biết nội dung nghệ thuật của bài bánh trôi nước, cảnh khuya,rằm tháng giêng”

  1. NỘI DUNG / NGHỆ THUẬT: Bánh trôi nước.
     => Nội dung: – Tả thực chiếc bánh trôi nước, một chiếc bánh giản dị, dân dã, mang                     đậm bản sắc dân tộc.
                            – Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của                             người phụ nữ dưới thời phong kiến.
                            – Đồng cảm trc số phận của người phụ nữ 
           Nghệ thuật: – Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
                               – Ngôn ngữ thơ bình dị, trong sáng, mô-típ dân gian
                               – Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa
    NỘI DUNG / NGHỆ THUẬT: Cảnh Khuya
    => Nội dung: – Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc 
                           – Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ
         Nghệ thuật: – Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
                             – Ngôn ngữ giản dị, trong sáng
                             – Sử dụng các biện pháp tu từ đặc sắc: so sánh, điệp ngữ…
    NỘI DUNG / NGHỆ THUẬT: Rằm Tháng Giếng
    => Nội Dung: ( GIỐNG CẢNH KHUYA )
          Nghệ Thuật:– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
                              – Sử dụng điệp từ
                              – Hình ảnh bình dị, tự nhiên

    Trả lời
  2. – Bánh trôi nước:
    + Nội dung:
    – Từ hình ảnh chiếc bánh trôi nước quen thuộc ,dân dã, đã thấy được số phận truân chuyên cùng với phẩm chất ,một tâm hồn cao đẹp, trong sáng ảnh của người phụ nữ thời phong kiến.
    – Quá đó ta cũng thấy được nỗi cảm thông , chia sẻ, xót xa, thái độ trân trọng ngơi ca của tác giả đối với những người phụ nữ.
    + Nghệ thuật:
    – Bài thơ trữ tình biểu cảm gián tiếp ,cảm xúc sâu lắng
    Ngôn ngữ nôm na , bình di nhưng trong sáng
    – Sử dụng mô típ dân gian quen thuộc, dùng từ đa nghĩa ẩn dụ sáng tạo độc đáo.
    Cảnh khuya: 
    + Nội dung: 
    – Diễn tả bức tranh thiên nhiên Cảnh Khuya sinh động, có hồn,giàu sức biểu cảm
    – Bác cảm nhận được hình ảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp , phong phú Cùng với đó là nỗi lo lắng của Người cho vận mệnh đất nước.
    + Nghệ thuật:
    – Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
    – Hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ , ngôn từ giản dị
    – Sử dụng  phép tu từ: so sánh, điệp ngữ,…
    – Rằm tháng giêng: 
    + Nội dung: 
    – cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc đep đẽ ->  tình yêu thiên nhiên và tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên của Bác.
    – Lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác -vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta
    + Nghệ thuật:
    – Sử dụng nhiều biện pháp tu từ đặc sắc
    – Từ ngữ ,hình ảnh giàu sức gợi.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới