Câu 1: Đọc kĩ đoạn văn sau rồi thực hiện những yêu cầu bên dưới: Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lê

Câu 1:
Đọc kĩ đoạn văn sau rồi thực hiện những yêu cầu bên dưới:
Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non ủ kỹ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ?.
( Ngô Văn Phú)
a) Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
b) Trình bày hiệu quả nghệ thuật của của những biện pháp tu từ đó.
Câu 2: Cho đoạn thơ sau:
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
(Mẹ Trần Quốc Minh)
a. Chỉ ra các phép so sánh trong đoạn thơ trên. Cho biết chúng thuộc những loại so sánh nào?
b. Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về tác dụng gợi hình, gợi cảm của những phép so sánh ấy.

2 bình luận về “Câu 1: Đọc kĩ đoạn văn sau rồi thực hiện những yêu cầu bên dưới: Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lê”

  1. Câu 1:
    a.
    – Các biện pháp tu từ:
    + So sánh: Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ
    __ Bẹ măng bọc kín thân non như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài 
    + Nhân hóa: Ai dám đảm bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?
    b.
    – Hiệu quả nghệ thuật: Cho thấy được thiên nhiên cũng có tình thân, tình mẫu tử như đối với con người. Chúng cũng biết đùm bọc, che chở cho nhau. Ngoài ra ở câu ”măng trồi lên…mà trỗi dậy” cũng cho thấy được sức sống mãnh liệt của thiên nhiên cây cỏ
    Câu 2:
    a.
    – Các phép so sánh trong đoạn thơ:
    + Những ngôi sao thức được so sánh với hình ảnh người mẹ thức vì con (so sánh không ngang bằng)
    + Người mẹ được so sánh với ngọn gió (so sánh ngang bằng)
    b.
    Qua đoạn thơ cùng những phép so sánh đã giúp cho người đọc thấy được tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý. Biện pháp so sánh ở hai câu thơ đầu đã giúp chúng ta cảm nhận được rằng người mẹ rất yêu thương con mình, mẹ có thể thức suốt đêm để canh cho con ngủ. Ở hai câu thơ cuối, chúng ta cũng thấy được tình yêu của mẹ. Con có thể ngủ ngon giấc là vì có mẹ ở bên đem đến cho con những ngọn gió mát. Thật vậy, mẹ là người đem đến cho con những gì tốt đẹp nhất trên đời. 
    @LP

    Trả lời
  2. #Ly
    Câu 1:
    $a)$ @ BPTT:
    – So sánh:
    + Măng trồi lên … như .. xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy
    + Bẹ măng bọc kín … như … cho đứa con non nớt
    – Nhân hóa:
    + Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?
    ( Ý nói thảo mộc tự nhiên cũng có tình mẫu tử giống như con người)
    $b)$ 
    – Hiệu quả nghệ thuật: Làm cho hình ảnh sự vật trở nên sinh động, hấp dẫn người đọc cũng như cho thấy tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý trong vạn vật đời sống và thể hiện một sức sống mãnh liệt của cây măng con. Đồng thời, làm hình ảnh sự vật trở nên gần gũi với con người.
    Câu 2:
    $a)$
    – BPTT so sánh:
    + Những ngôi sao … chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
    + Mẹ ngọn gió của con suốt đời
    $b)$
    Bằng việc sử dụng phép so sánh một cách nhẹ nhàng, đầy tinh tế, tác giả đã khắc họa đầy đủ một bức tranh vô cùng sống động, tràn đầy tình yêu thương của tình mẫu tử. Các phép so sánh ngắn gọn, thể hiện rõ tâm tư, tình cảm của người mẹ dành cho con qua từng câu thơ. Rõ ràng, những phép so sánh đã nói lên rất rõ được lòng yêu thương vô đáy của người mẹ thể hiện qua từng lời thơ nhẹ nhàng, giàu cảm xúc. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới