Bàn về bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt có ý kiến cho rằng: “Bài thơ biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân t

Bàn về bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt có ý kiến cho rằng: “Bài thơ biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời”.
Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng tỏ nhận định trên
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơCâu thơ mở đầu được ngắt thành hai dòng Tre xanh/ Xanh tự bao giờ có tác dụng gì?
: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ Rễ siêng không ngại đất nghèo/Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.

1 bình luận về “Bàn về bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt có ý kiến cho rằng: “Bài thơ biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân t”

  1. Trong bài thơ Bếp lửa, những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ là bà, là bếp lửa. Từ thuở khi cháu còn nhỏ (lên 4 tuổi) bà cháu và bếp lửa đã gắn bó với nhau….Hình ảnh bếp lửa tả thực được thể hiện qua câu thơ “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm/Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” là hình ảnh của bếp lửa trong tâm trí của nhà thơ trong những ngày thơ bé, sống bên bà. Đó là những ngày cùng bà nhóm bếp mỗi sáng sớm. Đồng thời, hình ảnh bếp lửa cũng cho thấy được sự vất vả, khó nhọc của bà khi nhóm lửa vào mỗi sáng sớm. Hình ảnh của bếp lửa không chỉ dừng lại ở những kỷ niệm bên bà mà nó còn là hình ảnh của ngọn lửa trong lòng bà, là ngọn lửa mà bà dành cho tổ quốc, dành cho con cháu.
    Dòng ký ức của nhà thơ về bà và những tháng ngày được sống chung với bà đâu chỉ có bếp lửa. Đó là cuộc sống dù cho khó khăn thiếu thốn nhưng đứa trẻ vẫn được sống trong tình yêu thương đủ đầy mà bà mang lại. “Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe/Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”. Những tháng ngày sống bên bà chính là những ký ức tuổi thơ nồng nàn tình cảm và bồi hồi xúc động của tác giả. Hay cũng chính là thứ mà tác giả luôn hướng về dù cho có đi đâu về đâu. Tác giả cũng đã từng thương sự khó nhọc của bà để rồi thốt lên “Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,
    Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?” Bài thơ ngợi ca vẻ đẹp của người bà – người phụ nữ Việt Nam. Gợi lòng biết ơn, tình cảm gia đinh, tình yêu quê hương, đất nước.
    ______________________________________________________________________
    Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ?
    => Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biểu cảm
    Câu thơ mở đầu được ngắt thành hai dòng Tre xanh/ Xanh tự bao giờ có tác dụng gì?
    => Câu thơ mở đầu được ngắt thành hai dòng nhằm nhấn mạnh màu xanh của tre Việt Nam đã có từ xa xưa và tạo ấn tượng mạnh cho người đọc.
    Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ Rễ siêng không ngại đất nghèo/Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
    => Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: nhân hóa (khiến cây tre trở nên sinh động, có hồn giống như con người cần mẫn, chịu thương, chịu khó….)
    flower

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới