1- Em hãy sưu tầm 1 bài thớ 4 chữ và 1 bài thơ 5 chữ. Sau đó, đọc diễn cảm bài thơ 4 và 5 chữ đó và xác định vần, nhịp, tìm b

1- Em hãy sưu tầm 1 bài thớ 4 chữ và 1 bài thơ 5 chữ. Sau đó, đọc diễn cảm bài thơ 4 và 5 chữ đó và xác định vần, nhịp, tìm biện pháp tu từ, nêu cảm xúc của em về bài thơ đó ?

1 bình luận về “1- Em hãy sưu tầm 1 bài thớ 4 chữ và 1 bài thơ 5 chữ. Sau đó, đọc diễn cảm bài thơ 4 và 5 chữ đó và xác định vần, nhịp, tìm b”

  1. 1.Thơ 4 chữ
        Hạt gạo làng ta
                                  – Trần Đăng Khoa
    Có vị phù sa
    Của sông Kinh Thầy
    Có hương sen thơm
    Trong hồ nước đầy
    Có lời mẹ hát
    Ngọt bùi đắng cay…

    Hạt gạo làng ta
    Có bão tháng bảy
    Có mưa tháng ba
    Giọt mồ hôi sa
    Những trưa tháng sáu
    Nước như ai nấu
    Chết cả cá cờ
    Cua ngoi lên bờ
    Mẹ em xuống cấy…

    Hạt gạo làng ta
    Những năm bom Mỹ
    Trút trên mái nhà
    Những năm cây súng
    Theo người đi xa
    Những năm băng đạn
    Vàng như lúa đồng
    Bát cơm mùa gặt
    Thơm hào giao thông…

    Hạt gạo làng ta
    Có công các bạn
    Sớm nào chống hạn
    Vục mẻ miệng gàu
    Trưa nào bắt sâu
    Lúa cao rát mặt
    Chiều nào gánh phân
    Quang trành quết đất

    Hạt gạo làng ta
    Gửi ra tiền tuyến
    Gửi về phương xa
    Em vui em hát
    Hạt vàng làng ta..

    – Xác định cách đọc  bài thơ
    + Đọc bài thơ với giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm
        +Nhịp điệu :2/2
    – Biện pháp tu từ:
    + Điệp ngữ: “Hạt gạo làng ta”, “có”,…
    +So sánh: “Nước như ai nấu”, “Vàng như lúa đồng”.
    + Hình ảnh đối lập ”Cua ngoi lên bờ” nhưng ”Mẹ em xuống cấy”
    -Cảm xúc :Hạt gạo chất chứa lời ru của mẹ, vị phù sa của đất đồng màu mỡ. Và hơn thế nữa, nó còn được làm ra từ khó khăn, từ chiến tranh bom đạn. Hạt gạo ấy được quý như hạt vàng và bài thơ là sự trân quý của tác giả đối với ngọc trời.
    2. Thơ 5 chữ
                   Sang thu
                        -Hữu Thỉnh-
    Bỗng nhận ra hương ổi
    Phả vào trong gió se
    Sương chùng chình qua ngõ
    Hình như thu đã về
    Sông được lúc dềnh dàng
    Chim bắt đầu vội vã
    Có đám  mây mùa hạ
    Vắt nửa mình sang thu
    Vẫn còn bao nhiêu nắng 
    Đã vơi dần cơn mưa
    Sấm cũng bớt bất ngờ
    Trên hàng cây đứn tuổi.
    -Xác định cách đọc bài thơ:
    +Nhịp:3/2
       +Đọc giọng, nhịp chậm. khoan thai, trầm lắng thoáng suy tư
    -BPTT:
    – Biện pháp đảo ngữ:
    + Sử dụng động từ “Bỗng” diễn tả sự bất ngờ, như một từ để thu hút tất cả các giác quan phải chú ý tới những dấu hiệu thu sang.
    – Thủ pháp nhân hóa: 
    + “Sương chùng chình qua ngõ” khiến cho hình ảnh những màn sương giống như cô gái mong manh, tinh khôi vẫn còn ngập ngừng trong từng bước đi của mình → Hình ảnh đẹp về nàng thu mơ mộng, thanh tao.
    + Chim vội vã – nghệ thuật nhân hóa gợi lên hình ảnh những đàn chim dường như cũng vội vã hơn bởi chúng cũng đã cảm nhận được hơi se lạnh của mùa thu.
    + “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”: nghệ thuật nhân hóa độc đáo và thi vị nhất trong bài sang thu, đám mây như dải lụa mềm mại, uyển chuyển trên bầu trời, chiếc cầu nối mỏng manh giữa hai mùa.
    + “hàng cây đứng tuổi”: hàng cây đã ở đó bao mùa, trải qua bao mưa nắng giống như những con người có tuổi đã trải qua bao khó khăn, gian nan trong cuộc đời. 
    – Nghệ thuật đối: 
    + Sương chùng chình >< Vận động tương phản, tự nhiên muôn hình vạn trạng.
    + Sấm bất ngờ (thể hiện sự nhanh, lẹ) >< hàng cây đứng tuổi (thể hiện sự chậm chạp, tĩnh lặng) => càng làm nổi bật đặc điểm đến bất ngờ của sấm trong cơn giông mùa thu.
    → Nghệ thuật nhân hóa, đối khiến cho hình ảnh tự nhiên trở nên gần gũi, thân thuộc với con người, có sức truyền cảm tới người đọc cũng như gợi lên những liên tưởng thú vị.
     -Cảm xúcBài thơ là những cảm nhận thực sự tinh tế cùng sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới