Bài 1: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn n

Bài 1: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.
Bài 2:
a. Những từ nào là từ láy
Ngay ngắn, Ngay thẳng, Ngay đơ
Thẳng thắn, Thẳng tuột, Thẳng tắp
b. Những từ nào không phải từ ghép?
Chân thành, Chân thật, Chân tình
Thật thà, Thật sự, Thật tình
Bài 3: Từ láy “xanh xao” dùng để tả màu sắc của đối tượng:
a. da người
b. lá cây còn non
c. lá cây đã già
d. trời.
Bài 4: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.
Gợi ý trả lời
Từ láy Từ ghép

Bài 5: Cho đoạn văn sau:
“Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương “tom tóp”, lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền”.
a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.
b. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.
Bài 6: Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy nào:
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
Tay nhè nhẹ chút, người ơi
Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.
Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình
Nắng già hạt gạo thơm ngon
Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.

2 bình luận về “Bài 1: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn n”

  1. Bài 1
    Từ ghép là : Chung quanh,hung dữ,vững chắc,thanh cao,giản dị,chí khí,dẻo dai.
    →Các từ trên là từ ghép vì được ghép các từ có nghĩa lại với nhau.
    Từ láy là : Sừng sững,lủng củng,mộc mạc,nhũn nhặn,cứng cáp.
    →Các từ trên là từ láy vì chúng được ghép bởi 2 tiếng trở lên và thường có đặc điểm giống nhau ở phần âm đầu,phần vần hoặc cả phần âm đầu và phần vần.Và từ láy có 1 từ có nghĩa hoặc cả hai từ đều có nghĩa.
    Bài 2
    a, Từ láy là : ngay ngắn,thắng thắn.
    + ( Ngay thẳng,ngay đơ,thẳng tuột,thẳng tắp đều là từ ghép )
    b, Từ không phải từ ghép là : Thật thà.
    + ( Thật thà lày từ láy vì cả hai chữ đều không có nghĩa và láy phụ âm đầu )
    Bài 3
    A
    →Da con người khi bị ốm sẽ trở nên xanh xao.
    Câu 4
    Từ láy : Tươi tắn,chậm chạp,mê mẩm,vương vấn,mong mỏi.
    + ( Các từ trên là từ láy vì đều có 2 chữ trở lên và cả 2 chữ đều láy phần âm đầu )
    Từ ghép : Châm chọc,mong ngóng,nhỏ nhẹ,phương hướng.
    + ( Các từ trên là từ ghép vì cả 2 chữ đều được ghép các từ có nghĩa lại với nhau )
    Câu 5
    a, Từ láy có trong đoạn văn là : tom tóp,loáng thoáng,tũng toãng,xôn xao,dần dần.
    b, Phân loại các từ láy tìm được là :
    Từ láy phần âm đầu : Tom tóp,tũng toãng,xôn xao.
    Từ láy phần vần : Loáng thoáng.
    Từ láy cả âm đầu và vần : Dần dần.
    Câu 6
    Từ láy là : chói chang,long lanh,nhè nhẹ,xập xình,thơm tho.
    +Từ láy âm đầu : Chói chang,long lanh,nhè nhẹ,xập xình,thơm tho.
    +Từ láy cả phần vần và âm đầu : nhè nhẹ.
    Taekook

    Trả lời
  2. Bài 1: 
    -Từ ghép: chung quanh, hung dữ, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí, dẻo dai
    -Từ láy: sừng sững, lủng củng, mộc mạc, nhũn nhặn
    Bài 2: 
    a.Từ láy: ngay ngắn, thẳng thắn
    b.Những từ không phải từ ghép: Thật thà (từ láy)
    Bài 3:
    A.da người
    Xanh xao dùng để miêu tả da người
    Bài 4: 
    -Từ láy: chậm chạp, mê mẩn, mong mỏi, vương vấn, tươi tắn
    -Từ ghép: châm chọc, mong ngóng, nhỏ nhẹ, tươi tốt, phương hướng
    Bài 5: 
    a.Từ láy: tom tóp, loáng thoáng, dần dần, tũng toẵng, xôn xao
    b.Phân loại:
    +Láy âm đầu: tom tóp, tũng toẵng, xôn xao
    +Láy vần: loáng thoáng
    +Láy toàn bộ: dần dần
    Bài 6:
    -Từ láy: chói chang, long lanh, xập xình, nhè nhẹ, thơm tho
    -Phân loại: 
    +Láy âm đầu: chói chang, long lanh, xập xình, thơm tho
    +Láy toàn bộ: nhè nhẹ

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới