Tìm phép nhân hóa trong các đoạn văn sau. Cho biết chúng thuộc kiểu nhân hóa nào và nêu tác dụng. a. Dọc sông, những chòm cổ

Tìm phép nhân hóa trong các đoạn văn sau. Cho biết chúng thuộc kiểu nhân hóa nào và nêu tác dụng.
a. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. [] Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy lại về Hòa Phước.
b. Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi:
c. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

2 bình luận về “Tìm phép nhân hóa trong các đoạn văn sau. Cho biết chúng thuộc kiểu nhân hóa nào và nêu tác dụng. a. Dọc sông, những chòm cổ”

  1.  a. 
    – …những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
     – …thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy lại về Hòa Phước. 
     → Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ tính chất, hoạt động của vật.
     → Tác dụng: miêu tả sự vật càng thêm gần gũi với con người, với văn thơ, giúp bộc lộ được cảm xúc củ người viết khi nói về những chìm cổ thụ hay chiếc thuyền.
     b. 
    Chị Cốc.
    → Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
    → Tạo nét đặc trưng khi miêu tả con chim cốc thành Chị Cốc. Khiến người đọc có cảm giác gần gũi với con chim cốc.
     c. 
    – Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù
    – Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
    – Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.
    – Tre hi sinh để bảo vệ con người.
    – Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
    → Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ tính chất, hoạt động của vật.
    → Nhấn mạnh vẻ đẹp riêng của làng quê: Tre. Tre như có hồn, có thể xung phong chiến đấu bất cứ lúc nào, luôn kề vai sát cánh với con người.
      * Note: Đôi nét 3 kiểu nhân hoá:
    + Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ tính chất, hoạt động của vật.
    + Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
    + Trò chuyện,  xưng hô với vật như đối với con người.

    Trả lời
  2. a) Nhân hoá:
    – chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
    – thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy lại về Hòa Phước.
    • Kiểu nhân hoá:  Dùng những từ vốn chỉ hoạt động,tính chất của người để chỉ tính chất,hoạt động của vật
    => Tác dụng: Làm cho sự vật được nhân hoá thêm gần gũi, bộc lộ được nét đẹp của những sự vật thiên nhiên như chòm cổ thụ, chiếc thuyền ngoài sông.
    b) Nhân hoá: Chị cốc 
    • Kiểu nhân hoá: Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
    => Tác dụng: Tạo nét độc đáo trong cách miêu tả sự vật con cốc. Khiến cho hình tượng chú chim này được thêm gần gũi, hấp dẫn cho người đọc.
    c) Nhân hoá: tre ( chống lại sắt thép của quân thù; Tre xung phong; Tre giữ làng, giữ nước… )
    • Kiểu nhân hoá: Dùng những từ vốn chỉ hoạt động,tính chất của người để chỉ tính chất,hoạt động của vật 
    => Tác dụng: Nhấn mạnh được hình ảnh cây tre. Một trong những hình tượng chứa nét đẹp lịch sử mà mỗi người cần gìn giữ. Tạo cho hình ảnh cây tre Việt Nam trở nên có hồn, hình tượng bất khuất 
                                                            
    @ Có 3 kiểu nhân hoá:
    + Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật
    + Dùng những từ vốn chỉ hoạt động,tính chất của người để chỉ tính chất,hoạt động của vật
    + Trò chuyện,xưng hô với vật như đối với con người 
    #water

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới