Xác định phép tu từ có trong những ngữ liệu sau: ( Chỉ rõ loại ẩn dụ, hoán dụ, so sánh,… nào, chỉ rõ từng loại ra nhé) a)

Xác định phép tu từ có trong những ngữ liệu sau:
( Chỉ rõ loại ẩn dụ, hoán dụ, so sánh,… nào, chỉ rõ từng loại ra nhé)
a) Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa.
b) Hoa móng rồng bụ bẫm, thơm như mùi mít chín trong vườn.
c) Qua đình ngả nón chông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
d) Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim

2 bình luận về “Xác định phép tu từ có trong những ngữ liệu sau: ( Chỉ rõ loại ẩn dụ, hoán dụ, so sánh,… nào, chỉ rõ từng loại ra nhé) a)”

  1. a. nắng mưa – ẩn dụ hình thức
    b. Thơm như mùi mít chín: so sánh ngang bằng qua từ như
    c. Bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu: so sánh tăng tiến qua cặp từ bao nhiêu – bấy nhiêu
    d. trái tim: hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể

    Trả lời
  2. a)Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa.
    => Biện pháp tu từ: Ẩn dụ
    -> Ẩn dụ hình ảnh” nắng mưa” là những vất vả, khó khăn mà bà đã trải qua trong cuộc đời để nuôi nấng, dạy bảo người cháu nên người.
    b) Hoa móng rồng bụ bẫm, thơm như mùi mít chín trong vườn.
     => Biện pháp tu từ: Nhân hóa
    -> Nhân hóa hình ảnh hoa móng rồng cũng có những đặc điểm như con người( bụ bẫm)
    c) Qua đình ngả nón chông đình
    Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
     => Biện pháp tu từ: So sánh( so sánh ngang bằng)
    -> bao nhiêu …. bấy nhiêu
    d) Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
    Chỉ cần trong xe có một trái tim
    => Biện pháp tu từ: Hoán dụ
    -> Hoán dụ hình ảnh” trái tim” thể hiện cho tình yêu Tổ quốc, ý chí kiên cường, quả cảm của những người lính lái xe.
    Kiểu hoán dụ:
    + Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: chỉ tình yêu đất nước, khao khao giải phòng miền Nam.
    + Lấy bộ phận để gọi toàn thể: chỉ người lính lái xe dọc tuyến đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mĩ.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới