Lập dàn ý đầy đủ cảm nhận về phép so sánh trong đoạn văn sau: a, Đất nước như vì sao. Cứ đi lên phía trước b, Quê hương là c

Lập dàn ý đầy đủ cảm nhận về phép so sánh trong đoạn văn sau:
a, Đất nước như vì sao. Cứ đi lên phía trước
b, Quê hương là chùm khế ngọt. Cho con trèo hái mỗi ngày
c, Mặt Trời xuống biển như hòn lửa.
NHANH NHÉ. MIK ĐG CẦN GẤP. CHẬM NHẤT LÀ 8H TỐI NAY

1 bình luận về “Lập dàn ý đầy đủ cảm nhận về phép so sánh trong đoạn văn sau: a, Đất nước như vì sao. Cứ đi lên phía trước b, Quê hương là c”

  1. Chào em, em tham khảo gợi ý sau để tự làm bài em nhé:
    1. 
    – Biện pháp tu từ so sánh: tác giả ví “đất nước” với “vì sao”.
    – Tác dụng:
    + Sao là nguồn sáng bất diệt của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. Bởi vậy, hình ảnh “Đất nước như vì sao” đã ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ.
    + Hình ảnh thơ thể hiện niềm tin vào tương lai rộng mở cho đất nước.
    2.
    – Biện pháp tu từ so sánh: quê hương được ví với “chùm khế ngọt”.
    – Tác dụng:
    + Làm cho hình ảnh thơ trở nên sinh động.
    + Nhấn mạnh vẻ đẹp bình dị, thân thuộc, gần gũi của quê hương đối với mỗi con người.
    + Thể hiện cảm nhận, suy nghĩ tinh tế của nhà thơ.
    3. 
    – Biện pháp tu từ so sánh: mặt trời được ví với “hòn lửa”.
    – Tác dụng:
    + Làm cho hình ảnh thơ trở nên sinh động. 
    +  Cho ta hình dung ra khung cảnh tráng lệ, uy nghi của cảnh mặt trời lặn trên biển với sự chói rực, nóng bỏng và dữ dội của uy lực tự nhiên.
    + Thể hiện sự quan sát tài tình của nhà thơ. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới