Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những chiếc hoa đỏ hồng. Hoa gạo làm sáng bừng lên một góc trời quê. Trong vòm cây, tiếng đàn sáo về ríu ran như một cái chợ vừa mở, như một lớp học vừa tan, như một buổi đàn ca liên hoan sắp bắt đầu Nghe chúng mà xốn xang, mãi không chán. Chúng chuyện trò râm ran, có lẽ mỗi con đều có câu chuyện riêng của mình, giữ mãi trong lòng, nay mới được thổ lộ cùng bạn bè, nên ai cũng nói, ai cũng lắm lời, bất chấp bạn có chú ý lắng nghe hay không.
Theo Băng Sơn
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Câu văn nào trong đoạn trích cho biết hoa gạo làm thay đổi cảnh làng quê.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn trích.
Câu 5. Viết đoạn văn miêu tả cảnh mùa hè trên quê hương em.( Đoạn văn khoảng 10-15 dòng)
+ Nhân hóa : “Hoa gạo làm sáng bừng lên một góc trời quê”
+ So sánh : “Trong vòm cây, tiếng đàn sao về ríu ran như một cái chợ vừa mở, như một lớp học vừa tan, như một buổi đàn liên hoa sắp bắt đầu…”
+ Nhân hóa : Làm hình ảnh hoa gạo thêm nổi bật, sinh động và gần gũi hơn với con người.
+ So sánh : Nhấn mạnh tiếng đàn sáo vô cùng hay và thú vị.