viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo cách tổng phân hợp để làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính. Tro

viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo cách tổng phân hợp để làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính. Trong đoạn có sử dụng câu ghép.( Chú thích rõ).
giúp mình với ạ mình cần gấp!!!

1 bình luận về “viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo cách tổng phân hợp để làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính. Tro”

  1. Chào em, em tham khảo gợi ý:
    Những cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính đã được nhà thơ Chính Hữu thể hiện thành công qua 7 câu thơ đầu bài thơ “Đồng chí”. Trước hết, tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân giữa những người lính: “Quê hương anh nước mặn đồng chua – Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”. Nghệ thuật đối kết hợp với việc sử dụng sáng tạo thành ngữ dân gian “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” không chỉ khắc họa những vùng quê nghèo, khó canh tác mà còn thể hiện sự tương đồng, gần gũi trong sự khác biệt giữa những người lính. Từ bốn phương trời xa lạ, họ đã tập hợp lại trong một đơn vị, trở nên thân quen hơn: “Anh với tôi đôi người xa lạ – Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”. “Anh” với “tôi” từ chỗ đứng ở hai dòng thơ khác nhau, nay đã nhập vào một dòng thơ, hòa nhập với nhau không thể tách rời. Tình đồng chí, đồng đội còn được nảy sinh từ sự tương đồng về lí tưởng và nhiệm vụ chiến đấu: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Hình ảnh thơ sóng đôi kết hợp với tiểu đối và phép hoán dụ gợi lên sự gắn bó của những người có cùng chung một đội ngũ, sát cánh chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.  Tình đồng chí, đồng đội càng bền chặt hơn trong cuộc sống, chiến đấu biết bao gian khổ của người lính: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Câu thơ gợi trước mắt người đọc sự thiếu thốn, khó khăn mà những người lính cụ Hồ phải trải qua trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp; song toát lên trên hết là hơi ấm yêu thương, là sự chia ngọt sẻ bùi để vượt qua cái khắc nghiệt, giá lạnh của chốn rừng thiêng nước độc. Từ sự sóng đôi của “anh” và “tôi” trong từng dòng thơ đến sự gần gũi “anh với tôi” trong một dòng thơ và đến thành một “đôi người xa lạ” rồi mới thành “đôi tri kỉ” – đôi bạn chí cốt, hiểu nhau sâu sắc và cao hơn nữa là “Đồng chí!”. Câu thơ thứ bảy là một câu đặc biệt vang lên như một nốt nhạc trầm, ấm áp. Đó là tiếng gọi chân thành, tha thiết từ đáy lòng, từ sâu thẳm trái tim; là một phát hiện, một khẳng định về tình đồng chí, đồng đội. Câu thơ như một bản lề gắn kết hai đoạn thơ, khép lại cơ sở hình thành và mở ra những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí, đồng đội. Nói tóm lại, chỉ với 7 câu thơ, bằng những hình ảnh thơ sóng đôi, ngôn ngữ tự nhiên, chân thật, nhà thơ đã khám phá và lí giải được những cơ sở hình thành tình đồng chí cao đẹp của người lính những năm đầu kháng chiến chống Pháp. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới