c1 sưu tầm 10 bài ca dao c2 viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về bài”à ơi tay mẹ” c3 hãy tả lại hàng phượng vĩ về đầu hạ c4

c1 sưu tầm 10 bài ca dao
c2 viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về bài”à ơi tay mẹ”
c3 hãy tả lại hàng phượng vĩ về đầu hạ
c4 hãy tóm tắt văn bản Những phát minh “tình cờ và bất ngờ” theo cách truyền thống
c5 hãy viết 1 đoạn văn (8-10 câu) về chủ đề quê hương

1 bình luận về “c1 sưu tầm 10 bài ca dao c2 viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về bài”à ơi tay mẹ” c3 hãy tả lại hàng phượng vĩ về đầu hạ c4”

  1.  Bài 1-10 bài ca dao
    1. Thân em như tấm lụa đào
    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
    2. Trèo cây lên cây khế nửa ngày
    Ai làm chua xót lòng này khế ơi!
    Mặt trăng sánh với mặt trời,
    Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng
    Mình ơi có nhớ ta chăng?
    Ta như sao vượt chờ trăng giữa trời!
    3. Thân em như hạt mưa rào,
    Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
    4. Ngang lưng thì thắt bao vàng
    Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài
    Một tay thì cắp hỏa mai
    Một tay cắp giáo, quan sai xuống thuyền
    Tùng tùng trống đánh ngũ liên
    Chân bước xuống thuyền nước mắt như mưa.
    5. Thân em như miếng cau khô,
    Người thanh tham mỏng, kẻ khô tham dày.
    6. Phận em con gái chờ anh trở về
    Thân em vất vả trăm bề
    Sớm đi ruộng lúa, tối về ruộng dâu
    Có lược chẳng kịp chải đầu
    Có cau chẳng kịp têm trầu mà ăn.
    7. Thân em như giếng giữa đàng
    Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân.
    8. Bút đi thì dạ không đành,
    Cách xa nhân ngãi như chỉ mành thắt gan.
    9. Thân em như xoài trên cây,
    Gió đông, gió tây, gió nam, gió bắc
    Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành,
    Một mai rơi xuống biết đành vào tay ai?
    10. Người ta đi đôi về đôi
    Thân em đi lẻ về côi một mình.
    Bài 2
    Bài thơ “À ơi tay mẹ” của Bình Nguyên đã đem đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về tình cảm mẫu tử đẹp đẽ.
    Tác giả đã dùng sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ – hình ảnh “bàn tay” để chỉ người mẹ, từ đó gửi gắm tình yêu thương bao la của người mẹ. Đôi bàn tay của mẹ hiện lên với một sức mạnh kì diệu:
    “Bàn tay mẹ chắn mưa sa
    Bàn tay mẹ chắn bão qua mùa màng”
    Đôi bàn tay nhỏ bé nhưng có thể che chắn cho đứa con mọi bão táp mưa sa của cuộc đời. Những câu thơ tiếp theo gợi cho người đọc cảm nhận đến giai điệu của lời ru:
    “Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng
    À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
    À ơi này cái trăng tròn
    À ơi này cái trăng còn nằm nôi…
    Bàn tay mẹ thức một đời
    À ơi này cái Mặt Trời bé con
    Mai sau bể cạn non mòn
    À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru”
    Chắc hẳn chúng ta đều đã từng được nghe lời ru của bà, của mẹ. Trong lời hát đó, người mẹ gọi con “vầng trăng” và “mặt trời bé con”. Hình ảnh so sánh cho thấy con có vai trò thật to lớn, giống như nguồn sống của mẹ vậy. Và tình yêu đó là mãi mãi, dù “biển cạn non mòn”.
    Những câu thơ tiếp theo, tác giả cho người đọc thấy được sức mạnh to lớn của lời ru:
    “Ru cho mềm ngọn gió thu
    Ru cho tan đám sương mù lá cây
    Ru cho cái khuyết tròn đầy
    Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau”
    Bàn tay của mẹ đã làm nên phép nhiệm màu, không những là ru con vào giấc ngủ yên lành mà còn nâng niu con trên từng bước đường đời. Bàn tay ấy phải chắt chiu biết bao sương gió mới tạo ra phép màu như vậy:
    “Bàn tay mang phép nhiệm mầu
    Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi”
    Người mẹ thật vĩ đại biết bao. Đôi bàn tay nhỏ bé nhưng lại có thể làm nên những điều thật phi thường. Biết bao khó nhọc, vất vả cũng không thể khiến mẹ vơi bớt đi tình yêu thương dành cho con.
    Như vậy, bài thơ “À ơi tay mẹ” đã cho thấy tình mẫu tử thiêng liêng của mẹ dành cho “mặt trời bé con”.
    Câu 3
    Tuổi học trò luôn có nhiều kỉ niệm yêu thương bên mái trường và hình cây cây phượng vĩ cùng tiếng ve mùa hè luôn gắn bó đến kì lạ. Có người học trò nào lại không thương không nhớ sắc màu đỏ rực của những cánh hoa phượng hồng và âm thanh râm ran của những tiếng ve hè gọi da diết?
    Cây phượng vĩ giữa sân trường tôi dường như ung dung đứng đó bất kể nắng mưa, gió bão. Những tán cây xum xuê, rợp mát đan vào nhau như một người cụ mến yêu che chở cho đám học trò nhỏ chúng tôi. Những cánh phượng tươi thắm trên cây giống như muôn vàn con bướm nhỏ đang lượn quanh một cây nấm khổng lồ. Bởi vì cây phượng đã có từ rất lâu nên thân cây xù xì màu xám và được điểm bằng những đốm bạc trông thật già nua, nhưng lại đứng thẳng tắp như bác bảo vệ sân trường.
    Mùa hè sang, dấu hiệu của những tán lá trên cây còn rất ít. Từ xa nhìn lại, chỉ lốm đốm vài điểm xanh đủ để điểm tô và làm nền cho sắc đỏ kiêu hãnh của những chùm phượng vĩ. Thi thoảng chơi dưới sân trường, chúng tôi lại bắt gặp những lá phượng nhỏ li ti theo gió bay mông lung vào không gian cùng với những cánh phượng đỏ dịu dàng chao nghiêng. Chúng tôi ngơ ngác ngắm nhìn, nhặt những cánh hoa phượng, ép vào trang vở trắng.
    Bất chợt vang lên tiếng râm ran quen thuộc của ngày hè mà đã lâu lắm rồi chúng tôi chưa nghe thấy. Đó là tiếng gọi của những chú ve sầu ẩn mình dưới vòm lá. Chúng ngân nga những bản nhạc trưa hè, âm thanh bồi hồi chào mùa hè tới. Những khúc nhạc ấy làm cho những đứa học trò nhỏ như chúng tôi vui vẻ như được nghe một bản nhạc đồng quê vậy. Tiếng ve rộ lên một lúc lâu rồi lại trầm xuống nhưng một lát sau, chỉ vài ba tiếng ve ngâm lên là cả dàn đồng ca lại râm ran tiếp nối. Sắc nắng của mùa hè tự như rực rỡ hơn bởi cái màu đỏ thắm của hàng phượng vĩ và cả tiếng ve hè.
    Mùa hè không chỉ có những ngày nghỉ dài thưa thái, những chuyến du lịch vui vẻ mà mùa hè mang đến ký ức tuổi thơ ngọt ngào bên những cây phượng yêu dấu.
    Câu 4
    Phrăng Ép-pơ-xơn vô tình dùng một chiếc que trộn bột soda khô và nước lại với nhau rồi bỏ quên qua đêm. Tình cờ phát hiện ra một “que kẹo băng” và khi nếm sẽ có hiện tượng nổ li ti. Năm 1923, Ép-pơ-xơn đăng kí bằng sáng chế cho thiết kế này, đánh dấu sự ra đời của kem que.
    Câu 5
    Quê hương đối với em, như bến bờ đối với những chiếc thuyền. Bởi quê hương chính là nơi luôn dang rộng vòng tay đón em trở về. Trong tâm trí của em, quê hương đẹp đến lạ kì. Phía cuối làng là những ngọn đồi nhỏ nhấp nhô, suốt bốn mùa thơm phưng phức mùi ngai ngái của lá thông. Nhìn từ trên đồi, ngôi làng đẹp như tranh vẽ, với những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, lẩn khuất trong những tầng lá xanh của cây ăn quả. Xen lẫn ở đó, là những khoảng trống của các con đường đi lộc cộc sỏi đá. Phóng tầm mắt ra xa hơn, là bãi biển rộng lớn mênh mông chẳng biết đâu là bến bờ. Cũng như khung cảnh bình yên, người dân quê hương em hiền lành chất phác. Ở đây, người ta đối xử với nhau bằng cái tình nhiều hơn là cái lý. Đôi khi trong em nảy lên những suy nghĩ thật ích kỉ, để quê hương cứ mãi mộc mạc như thế này, không phát triển hiện đại thêm nữa. Nhưng em cũng hiểu rằng, điều đó là không thể. Tuy nhiên, chắc chắn rằng, dù quê hương thay đổi như thế nào thì tình yêu em dành cho nơi đây vẫn mãi vẹn nguyên như thế.

    Chúc cậu học tốtNếu không phiền cho tớ xin 5 sao và câu trả lời hay nhất.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới