Giúp mik vs ạ, mik cần gấp Nhận xét cái hay của việc dùng từ “thánh thót” trong bài ca dao sau: Cày đồng đang buổi ba

Giúp mik vs ạ, mik cần gấp
Nhận xét cái hay của việc dùng từ “thánh thót” trong bài ca dao sau:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần

2 bình luận về “Giúp mik vs ạ, mik cần gấp Nhận xét cái hay của việc dùng từ “thánh thót” trong bài ca dao sau: Cày đồng đang buổi ba”

  1. Cày đồng đang buổi ban trưa
    Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
    Ai ơi bưng bát cơm đầy
    Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
    =>Tác giả dùng từ” thánh thót” để miêu tả tiếng nước nhỏ nhiều giọt, lã chã. Góp phần khắc họa hình ảnh người dân lao động một cách cụ thể hoá hình ảnh giọt mồ hôi rơi sinh động, hấp dẫn, giàu tính gợi hình, phải trải qua nhiều vất vả, khó khăn, mồ hôi đổ rất nhiều, đến nỗi có thể phát ra được âm thanh( thánh thót), mồ hôi chảy đầm đìa như mưa  mới có thể làm ra được những hạt gạo dẻo thơm, qua đó tác giả muốn thể hiện sự đồng cảm, mến thương của mình với những người dân lao động, qua đó là bài học cho chúng ta về quý trọng thức ăn, biết ơn, san sẻ với những con người khó khăn, vất vả.

    Trả lời
  2. Cái hay của việc dùng từ “thánh thót” trong bài ca dao, đó là: làm tăng hiệu quả diễn đạt, giúp bài ca dao trở nên sinh động, ấn tượng hơn, tuy tả ít mà gợi nhiều!
    Ta có thể thấy, tong không gian tĩnh lặng của buổi trưa, từng giọt mồ hôi của các cô, các bác nông dân rơi xuống ruộng “thánh thót” và rồi “như mưa ruộng cày”. Cách ví von này có phần cường điệu, song ẩn chứa phía sau sự so sánh ấy là muôn vàn những vất vả mà người nông dân đã phải trải qua, để mang lại những hạt ngọc căng tròn cho đời.
    $#friendly$

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới