Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về tinh thần yêu nước đc thể hiện trong văn bản sông núi nước nam trong đó có sử dụng

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về tinh thần yêu nước đc thể hiện trong văn bản sông núi nước nam trong đó có sử dụng đại từ,quan hệ từ,từ hán việt

2 bình luận về “Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về tinh thần yêu nước đc thể hiện trong văn bản sông núi nước nam trong đó có sử dụng”

  1.      Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được? Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư…

    Trả lời
  2. Tham khảo: Chỉ nên dùng để tham khảo thôi ạ ^^. Ko nên sao chép lại để rồi biến mình thành một cái máy 
    Trong tất cả các bài mà em được học trong chương trình lớp 7 thì đối với em bài văn có ấn tượng nhất là bài Sông núi nước Nam .Bài thơ được  ra đời gắn liền với sự kiện đánh đuổi giặc Tống xâm lược. Lời thơ thể hiện ý chí, sức mạnh của dân tộc, ẩn chứa trong những câu chữ hùng hồn là cả một tinh thần yêu nước, một chí khí anh hùng.Câu thơ mở đầu đã khẳng định chân lí sông núi nước Nam là nơi vua nước Nam ở. Lẽ ra phải nói là dân Nam ở thì đúng hơn nhưng thời bấy giờ, vua đại diện cho quốc gia, dân tộc. Chân lí ấy thật đơn sơ, hiển nhiên nhưng nhân dân ta phải gian khổ đấu tranh bao đời chống giặc ngoại xâm mới giành lại được. Câu thơ thứ hai đã khẳng định chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trên sách trời.Câu thơ thứ ba là câu hỏi nghiêm khắc đối với binh tướng giặc. Chủ quyền độc lập của nước Nam không chỉ là chuyện của con người mà còn là chuyện vằng vặc  trên sách trời, không thể chối cãi, ai cũng phải biết, phải tôn trọng.Câu thơ cuối cùng đã thể hiện thái độ khinh bỉ quân giặc và niềm tin sắt đá vào chiến thắng tất yếu của quân ta.Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách đanh thép chân lí độc lập tự do, đồng thời lên án tính chất phi nghĩa của hành động xâm lược cùng sự bại vong tất yếu của kẻ dám ngang ngược xâm phạm chân lí đó.Việc khẳng định lại chủ quyền độc lập của dân tộc ta để đánh tan tham vọng xâm lược của bọn cướp nước trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc chiến đấu ác liệt là hết sức cần thiết. Vì lẽ đó mà từ trước tới nay, có nhiều ý kiến cho rằng Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt là bản tuyên ngôn độc lập thành văn thứ nhất của đất nước và dân tộc Việt Nam.
    @KhEspheranza
    #hoidap247

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới