cho đoạn thơ sau Dẻo thơm hạt gạo quê hương Có cả năm nắng mười sương người trồng Từng bông rồi lại từng bông Trĩu c

cho đoạn thơ sau
Dẻo thơm hạt gạo quê hương
Có cả năm nắng mười sương người trồng
Từng bông rồi lại từng bông
Trĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta
Xác định và phân tích tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên

2 bình luận về “cho đoạn thơ sau Dẻo thơm hạt gạo quê hương Có cả năm nắng mười sương người trồng Từng bông rồi lại từng bông Trĩu c”

  1. => Biện pháp tu từ: Điệp ngữ.
    -> Câu có điệp ngữ: Từng bông rồi lại từng bông
    -> Vì từ bông được lập lại nhiều lần, là dấu hiệu của điệp ngữ.
    => Tác dụng:/
    + Sử dụng hình ảnh để nói lên tình yêu thương của mẹ.
    + Nhấn mạnh sự việc một cách rõ nét để người đọc hiểu thêm về sự việc.
    + Gợi cho sự việc thêm phần sinh động hơn.
    + Giúp cho sự việc phong phú, gợi cho người đọc cảm giác thân quen, quen thuộc.
    $#nguyenxuanbachmt123$

    Trả lời
  2. (?) Xác định và phân tích tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? 
    – Phép tu từ: So sánh (Trĩu cong như dáng lưng còng mẹ ta). 
    => Tác dụng: 
    + Tạo nhịp điệu cho câu thơ, giúp câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn và giúp người đọc dễ hình dung. 
    + Sử dụng biện pháp so sánh giữa hình ảnh bông lúa trĩu cong với “dáng lưng còng” của mẹ nhằm nhấn mạnh sự vất vả, khổ cực của người mẹ. Hình ảnh so sánh ấy cũng đã làm rõ được tình yêu thương cùng lòng biết ơn mẹ của tác giả Trần Đức Đủ. 
    + Đồng thời qua đó, bạn đọc cũng thấy rõ được sự tinh tế và phong phú của tác giả khi ông đã sử dụng bút pháp so sánh giữa hình dáng của bông lúa với hình dáng lưng còng, để rồi ta thêm biết ơn, biết trân trọng những hi sinh, vất vả của người mẹ dành cho con cái của mình. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới