Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập

Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
1 Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ
2 Người đầm mình được nhà thơ nói đến là những ai?
3 Xác định và giải nghĩ một thành ngữ có trong đoạn trích
4 Tìm và phân tích tác dụng của một biện phấp nghệ thuật đặc sắc
mọi người ơi giúp mình với

2 bình luận về “Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập”

  1. Câu 1:
    – PTBĐ chính: biểu cảm
    – Thể thơ: tự do
    Câu 2:
    – Người đồng mình được nhà thơ nói đến là: người vùng mình, người miền mình; là người cùng sống trên một miền đất, một dân tộc
    Câu 3:
    – Thành ngữ trong đoạn trích là: ”Lên thác xuống ghềnh”
    => Thành ngữ ”Lên thác xuống ghềnh” cho thấy được cuộc sống cực nhọc, vất vả của người đồng mình
    Câu 4:
    – Biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ (sống)
    => Tác dụng: Góp phần nhấn mạnh, khẳng định bản lĩnh, thái độ sống của người đồng mình: Nghị lực phi thường, ân nghĩa thuỷ chung, hồn nhiên phóng khoáng….
    @LP

    Trả lời
  2. 1. – PTBĐ chính: biểu cảm
    – Thể thơ: tự do
    2. Người đồng mình mà nhà thơ nói đến là những người vùng mình, miền mình, cùng chung sống trên một miền đất, quê hương, cùng dân tộc.
    3. Thành ngữ: “Lên thác xuống ghềnh”
    -> Giải nghĩa: Từ nghĩa đen chỉ sự khó khăn khi đi lại tại nơi có địa hình hiểm trở như thác ghềnh, dẫn tới nghĩa bóng chỉ sự lao động cực nhọc, miệt mài của người dân lao động.
    4. Bptt đặc sắc: Điệp từ “sống”
    -> Tác dụng:
    – Làm cho nhịp thơ tuôn chảy mạnh, dồn dập.
    – Nhấn mạnh thái độ sống lạc quan, nghị lực cùng tâm hồn khoáng đạt, bền bỉ của người đồng mình.
    – Thể hiện tâm thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời.
    – Qua đó, tác giả bộc lộ niềm yêu thương, tự hào với những phẩm chất đáng quý của người đồng mình.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới