Viết đoạn văn phân tích khổ 6 bài Mùa xuân nho nhỏ.

Viết đoạn văn phân tích khổ 6 bài Mùa xuân nho nhỏ.

2 bình luận về “Viết đoạn văn phân tích khổ 6 bài Mùa xuân nho nhỏ.”

  1. Chào em, em tham khảo gợi ý:
    (1) Khổ thơ cuối bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải đã thể hiện lời ngợi ca quê hương qua làn điệu dân ca xứ Huế. (2) Nhà thơ chọn thời điểm mùa xuân để cất lên tiếng hát về quê hương bằng tất cả tấm lòng của một người con yêu quê. (3) Cụm từ “ta xin hát” gợi ra ước nguyện thiết tha của nhà thơ, ông không mong điều gì quá lớn lao, chỉ xin được hát về những làn điệu dân ca quê mình. (4) Đó đều là những làn điệu dân ca chan chứa tình người, diễn tả rõ nhất cái hồn âm nhạc của người dân xứ Huế. (5) Nếu như điệu “Nam ai” có âm hưởng buồn thương, sâu lắng thì điệu Nam bình” là làn điệu dân ca nhẹ nhàng, tha thiết. (6) Những câu ca ấy mang nặng nghĩa tình của người dân xứ Huế. Có lẽ cũng từ đó mà nhà thơ có thể mở rộng tình cảm để đến với mọi miền tổ quốc. (7) Việc nhà thơ sử dụng điệp cấu trúc câu: “Nước non ngàn dặm mình/ Nước non ngàn dặm tình”  đã nhấn mạnh vào niềm tự hào của nhà thơ về vẻ đẹp của đất nước. (8) Điệp từ “nước non” gợi ra hình ảnh mọi miền Tổ quốc, hình ảnh ấy trở đi trở lại trong cảm xúc tự hào của nhà thơ. (9) Có thể thấy, nếu như ở các khổ thơ trước đó, hình ảnh thơ xuất hiện dưới dạng số ít thì đến khổ thơ cuối, nhà thơ điệp từ: “ngàn dặm mình”, “ngàn dặm tình” dưới dạng số nhiều. (10) Dường như tình yêu của nhà thơ hướng đến mọi miền tổ quốc hay nói cách khác mọi miền tổ quốc đều là quê hương của ông. (11) Nhịp phách tiền tươi vui, giòn giã khép lại bài thơ gieo vào lòng người đọc niềm tin yêu vào cuộc sống. (12)  Đặt cảm xúc này vào thời điểm cuối đời của nhà thơ, chúng ta mới thấy hết niềm vui sống của ông – một thi sĩ luôn tha thiết với cuộc đời.

    Trả lời
  2. Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ tiêu biểu nhất của nhà thơ Thanh Hải. Ông viết bài thơ này vào thời điểm 2 tháng trước khi qua đời. Bài thơ là lời tâm sự chân thành, cảm động của nhà thơ, thể hiện tình yêu quê hương thiết tha và khát vọng dâng hiến mùa xuân cuộc đời cho mùa xuân của đất nước.
    Như một nhịp láy lại của khúc dân ca dịu dàng, đằm thắm tăng giá trị biểu hiện của các khổ thơ trên đem lại thi vị Huế trìu mến tha thiết.
    Mùa xuân ta xin hát
    Khúc Nam ai, Nam bình
    Nước non ngàn dặm mình
    Nước non ngàn dặm tình
    Nhịp phách tiền đất Huế.
    Bài thơ khép lại trong âm điệu khúc Nam ai, Nam bình xứ Huế. Đoạn thơ kết thúc như một khúc hát ca ngợi mùa xuân, để lại dư vị sâu lắng. Nhà thơ muốn hát lên điệu Nam ai, Nam bình, điệu dân ca tha thiết xứ Huế để đón mừng mùa xuân. Câu ca nghe như một lời từ biệt để hoà vào vĩnh viễn. Nhưng đây không phải là lời ca buồn thuở trước nhịp phách tiền đất Huế nghe giòn giã, vang xa. Khúc hát Nước non ngàn dặm mình. Nước non ngàn dặm tình còn ngân nga mãi mãi. Phải yêu đời lắm, phải lạc quan lắm mới có thể hát lên trong hoàn cảnh nhà thơ lúc đó (đang ốm nặng và sắp qua đời). Điều đó làm ta càng yêu quý tiếng hát và tấm lòng nhà thơ.
    Như vậy, xuyên suốt bài thơ không chỉ là hình tượng mùa xuân. Từ tiếng chim chiền chiện tượng trưng cho khúc hát của đất trời đến làm một nốt nhạc trầm nhập vào bản hoà ca đất nước, và đến đây là khúc hát tạo ấn tượng một bài ca không dứt. Một bài ca yêu cuộc sống. Bài thơ được nhạc sỹ Trần Hoàn phổ nhạc thành bài hát và trở thành một khúc ca xuân quen thuộc, xúc động, còn mãi với đời.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới