Quê hương là một tiếng ve Lời ru của mẹ trưa hè à ơi Dòng sông con nước đầy vơi Quê hương là một góc trời tuổi thơ Quê hươn

Quê hương là một tiếng ve
Lời ru của mẹ trưa hè à ơi
Dòng sông con nước đầy vơi
Quê hương là một góc trời tuổi thơ

Quê hương ngày ấy như mơ
Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu
Quê hương là tiếng sáo diều
Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê

Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng

Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón lá liêu siêu đi về
a, Phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong bài thơ trên (viết thành đoạn).
b,Phân tích tác dụng của biện pháp so sánh trong bài thơ trên (viết thành đoạn).
Không chép mạng. Mình cảm ơn ạ.

2 bình luận về “Quê hương là một tiếng ve Lời ru của mẹ trưa hè à ơi Dòng sông con nước đầy vơi Quê hương là một góc trời tuổi thơ Quê hươn”

  1. câu1,xác định phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
    câu2, chỉ ra biện pháp tu từ:
    – Điệp từ ‘quê hương”, “là”: làm nhịp điệu bài thơ thêm dồn dập, cảm xúc và nhấn mạnh đối tượng được nói đến trong thơ.
    – So sánh “quê hương là…” nhằm làm tăng giá trị biểu đạt, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho bài thơ..

    Trả lời
  2. a. 
    Điệp ngữ “quê hương” được nhấn đi nhấn lại nhiều lần trong toàn bộ bài thơ. Dường như tác giả không chỉ giúp câu thơ, lời thơ thêm liên kết mà qua đó, ta còn thấy được sự nhấn mạnh, sự khẳng định tình yêu của tác giả với quê hương mình. Quê hương đã thật sự trở thành một phần không thể quên trong cuộc đời người con nơi đây. Tình cảm của tác giả được thể hiện qua điệp ngữ quê hương vừa chân thành tha thiết lại vừa xúc động nghẹn ngào. 
    b. 
    Biện pháp so sánh được sử dụng trong bài rất khéo léo qua hình ảnh “Quê hương là một tiếng ve/ Quê hương ngày ấy như mơ/ Quê hương là phiên chợ quê/ Quê hương là cánh đồng vàng/ Quê hương là dáng mẹ yêu”. Những hình ảnh thơ xuất hiện trong tâm trí người con quê hương rất sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ. Đồng thời, ta thấy được ấn tượng đặc biệt về quê hương trong lòng tác giả gắn với hình ảnh mộc mạc, bình dị. Không phô trương, ồn ã, bức tranh quê hương tròng lòng người gắn với những gì tươi đẹp, giản đơn. Ta thấy được ở đó chính là tình cảm tha thiết, yêu quý, gắn bó mật thiết của tác giả với quê hương. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới