Viết đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Viết đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu:

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

1 bình luận về “Viết đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu: Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ”

  1. Chào em, em tham khảo gợi ý:
    – Hai câu thơ có kết cấu đăng đối, đối trong từng câu và đối hai câu với nhau.
    + Đối trong từng câu: chữ người (nhân, thi gia) và chữ trăng (nguyệt, minh nguyệt) được đặt ở hai đầu câu, ở giữa là cửa sổ nhà tù (song).
    + Đối hai câu với nhau: nhân với nguyệt, nguyệt với thi gia, hướng với tòng, khán với khán đối nhau.
    – Nhờ phép đối trong từng câu dựng lên một không gian, cảnh sắc, người và vật thật rõ ràng. Nhưng nếu đối trong từng câu đem lại cảm giác tĩnh thì đối giữa hai câu thơ với nhau sẽ tạo ấn tượng động. Bởi sự sắp xếp các từ trong câu thơ thể hiện ý nối tiếp của sự vận động: “Nhân hướng – khán minh nguyệt”, “nguyệt tòng – khán thi gia”.
    – Người hướng ra bên ngoài để ngắm trăng, để tâm hồn bay bổng, chan hòa với vầng trăng đang tỏa mộng giữa trời. Trăng cũng cảm động vì tình người nên cũng theo đến xuyên qua cửa sổ nhà giam để ngắm người tù thi sĩ, để chia sẻ yêu thương. Như vậy, những động từ được đặt đối nhau ở hai câu thơ cho thấy cả trăng và người đều có hai hành động chủ động, tự nguyện để bầu bạn, sẻ chia cùng nhau. Cùng với các động từ, các danh từ đối nhau đã tạo nên ấn tượng về một tình cảm song phương mãnh liệt của người và trăng. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới