Xác định ý nghĩa của từ “xuân” trong câu: Ngày xuân con én đưa thoi

Xác định ý nghĩa của từ “xuân” trong câu: Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

2 bình luận về “Xác định ý nghĩa của từ “xuân” trong câu: Ngày xuân con én đưa thoi”

  1. Ý nghĩa của từ xuân trong câu: thiều quang
    Hình ảnh “thiều quang” diễn tả ánh sáng đẹp của mùa xuân.”Chín chục đã ngoài sáu mươi” diễn tả sự chảy trôi nhanh chóng của thời gian. 90 ngày xuân nay đã hết 60 ngày. 

    Trả lời
  2. 1.
    – Mang nghĩa gốc
    – Vì đó chỉ mùa xuân
    2.
    – Đó là tả cảnh
    – Vì những câu thơ đó tả cảnh đẹp thiên nhiên mà không phải nhằm mục đích bộc lộ tâm trạng của nhân vật.
    3.
    – Biện pháp tu từ: Ẩn dụ (con én)
    – Tác dụng: Ý chỉ mùa xuân, Có nghĩa là mùa xuân có chim én bay đi bay lại như thoi đưa, câu thơ vừa tả cảnh vừa có ngụ ý rằng mùa xuân trôi qua thật nhanh. (Phần này có được nhắc trong sách giáo khoa)
    4.
    Bốn câu thơ đầu đoạn trích Cảnh ngày xuân đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp:Ngày xuân con én đưa thoi/ Thiều quang chin chục đã ngoài sáu mươi. Hai câu thơ vừa mờ ra một không gian mùa xuân vừa giới thiệu được thời gian: mùa xuân thấm thoắt trôi mau con én đưa thoi, tiết trời đã vội bước sang tháng ba khiến cho lòng người còn tiếc nuối. Tiết trời trong tháng cuối cùng của mùa xuân mà bầu trời vẫn trong sáng bởi ánh nắng rực rỡ thiều quang, những cánh én vẫn chao liệng giữa không gian bao la, rộng dài; thật nhịp nhàng, đều được vẽ nên bằng rất ít chi tiết chấm phá nhưng lại mang vẻ đẹp đặc trưng của nó và rất có hồn: Cỏ non xanh tận chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. Thảm cỏ non xanh mênh mông trải rộng đến tận chân trời là gam màu chủ đạo làm nền cho bức tranh mùa xuân và trên cái nền màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Màu sắc của bức tranh xuân hài hòa đến mức tuyệt diệu, sáng tươi, dịu mát, chúng tôn nhau lên. Cỏ, hoa lê là vẻ đẹp riêng của sắc xuân có từ trong cổ thi: Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa, vẫn là cỏ thơm, trời xanh, hoa lê nhưng lời thơ Kiều của Nguyễn Du sinh động hơn nhờ tính từ trắng làm cho động từ điểm thêm sinh động. Tất cả đều gợi vẻ đẹp tinh khôi, trẻ trung, giàu sức sống, thanh khiết khoáng đạt mà êm dịu thanh bình nhưng cũng không kém phần sống động. Phải chan hòa với cuộc sống, cỏ cây và khả năng rung động tinh tế đến sâu sắc thì nhà thơ mới có thể vẽ nên cho ta một bức tranh thiên nhiên rực rỡ ánh sáng và sắc màu trong trẻo như vậy.
    ( phân tích cái này có rất nhiều nghĩa của câu nhé! )

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới